VITIC
Bản tin Tái cơ cấu trong Công nghiệp và Thương mại

Nghị viện Châu Âu nghiên cứu việc triển khai “Hộ chiếu sản phẩm kỹ thuật số trong ngành dệt may”

30/09/2024 11:14

Nghị viện châu Âu gần đây đã công bố một nghiên cứu mang tên "Hộ chiếu sản phẩm kỹ thuật số số cho ngành dệt may". Nghiên cứu này chỉ ra rằng hộ chiếu sản phẩm kỹ thuật số (DPP) của châu Âu có thể cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc, tính tuần hoàn và minh bạch trong ngành dệt may. Điều này rất quan trọng vì DPP sẽ trở thành yêu cầu bắt buộc, thông qua một quy định trong tương lai liên quan đến thiết kế sinh thái của các sản phẩm dệt may, nhằm đăng ký, xử lý và chia sẻ thông tin liên quan đến sản phẩm giữa các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, các cơ quan quản lý (bao gồm cả các cơ quan hải quan của EU đối với hàng nhập khẩu) và người tiêu dùng.


Ảnh minh hoạ, nguồn ienternet

Nghiên cứu này tập trung vào việc giới thiệu DPP trong chiến lược dệt may bền vững và tuần hoàn của Liên minh châu Âu. Nó đánh giá tiềm năng, nhu cầu, lợi ích và thách thức của việc triển khai DPP cho tất cả các bên liên quan trong chuỗi giá trị của ngành dệt may châu Âu. Theo nghiên cứu, DPP có thể mang lại lợi ích cho tất cả các tác nhân trong chuỗi giá trị phức tạp này, bao gồm các nhà sản xuất, các cấp trong chuỗi cung ứng, cơ quan quản lý, đơn vị phân loại, tái chế và người tiêu dùng.

Báo cáo của Nghị viện châu Âu, được công bố vào mùa hè vừa qua, nêu chi tiết hiệu quả tiềm năng của DPP trong việc tăng cường khả năng truy xuất nguồn gốc, tính tuần hoàn và minh bạch suốt vòng đời của sản phẩm thời trang. Mục tiêu là DPP sẽ thúc đẩy sự bền vững và kéo dài tuổi thọ của các sản phẩm dệt may. Để tạo ra một mô hình DPP chung tiềm năng phù hợp với ngành dệt may, các nhà nghiên cứu đã dựa vào dữ liệu từ nhiều nguồn, cung cấp hiểu biết sâu sắc về những phức tạp liên quan đến việc phát triển một DPP hiệu quả cho ngành dệt may.

Báo cáo cũng liệt kê 11 mục tiêu và đóng góp tiềm năng của DPP, bao gồm:
+ Cung cấp thông tin cho người tiêu dùng và doanh nghiệp
+ Quản lý các chỉ số bền vững
+ Thúc đẩy tính tuần hoàn
+ Giám sát thị trường
+ Theo dõi sau bán hàng
+ Tuân thủ quy định
+ Xác thực sản phẩm, và quản lý sản phẩm khi kết thúc vòng đời.

Báo cáo cũng xác định 8 nhóm đối tượng có thể quan tâm hoặc hưởng lợi từ việc sử dụng DPP, bao gồm: các công ty trong chuỗi cung ứng, nhà bán lẻ, thương hiệu, cơ quan quản lý, công ty chứng nhận và đánh giá, truyền thông, người tiêu dùng, và các đơn vị điều hành hệ thống lưu thông.

Đồng thời, báo cáo xác định 16 hạng mục thông tin có thể được chứa trong DPP, quan trọng trong việc xây dựng DPP: mô tả sản phẩm, chuỗi cung ứng, vận chuyển, thành phần, tác động môi trường, tài liệu, tác động xã hội, tác động sức khỏe, tác động đến động vật, tính tuần hoàn, thông tin về thương hiệu, mức độ chi tiết, số lượng, thông tin liên lạc/nhận dạng, chi phí, theo dõi và truy xuất sau bán hàng, và phản hồi từ khách hàng.

Sau khi tiến hành nghiên cứu nói trên, các tác giả của báo cáo đã phát triển phiên bản ban đầu của một DPP chung, được cấu trúc xung quanh vòng đời của sản phẩm. Để xây dựng mô hình này, báo cáo đã thu thập phản hồi thông qua một cuộc khảo sát gồm 10 câu hỏi, được hoàn thành bởi 81 bên liên quan và chuyên gia trong ngành dệt may từ gần 20 quốc gia châu Âu.

- Xem chi tiết tại đây;

 

Lê Đình Đại (VITIC) thực hiện

Ngày 28/02/2023 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 165/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030. Đề án đặt mục tiêu tái cơ cấu ngành Công Thương nhằm thực hiện chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh; Tạo lập các động lực tăng trưởng mới gắn với chuyển biến về chất mô hình tăng trưởng của ngành Công Thương cùng một mô hình quản trị nhà nước năng động, hiệu quả, hiện đại và có tính thích ứng cao để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nhanh và bền vững;

Một trong những định hướng chiến lược của Đề án là nâng cao khả năng đáp ứng quy định, tiêu chuẩn cao về chất lượng của các thị trường xuất khẩu, đặc biệt là các yêu cầu về bảo vệ môi trường, các bon thấp, lao động và công đoàn.

Tin cũ hơn
  • Quy định về an toàn đồ chơi của EU sắp đạt đến giai đoạn cuối của các cuộc đàm phán liên thể chế
    Ngày 5/9/2024, Ủy ban Thị trường Nội bộ và Bảo vệ Người tiêu dùng (IMCO) của Nghị viện Châu Âu đã bỏ phiếu nhất trí giữ nguyên lập trường của cơ quan lập pháp trước đó về Quy định an toàn đồ chơi được đề xuất và bắt đầu các cuộc đàm phán ba bên với Hội đồng EU. Do đó, thỏa thuận tạm thời về Quy định được đề xuất có thể sớm đạt được giữa các nhà lập pháp đồng thời.
  • BẢN TIN: Tái cơ cấu trong Công nghiệp và Thương mại ‘ Chuyên ngành Công nghiệp bán dẫn”
    Ngành công nghiệp bán dẫn (hay còn gọi là vi mạch) là tập hợp các thành phần tham gia vào lĩnh vực thiết kế cũng như chế tạo nên toàn bộ các linh kiện, thiết bị điện tử, cung cấp các thành phần thiết yếu cho thiết bị điện tử hiện đại, bao gồm bộ vi xử lý, bộ nhớ và thiết bị lưu trữ dữ liệu. Tại Việt Nam, sự xuất hiện của những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới đã giúp Việt Nam thâm nhập vào thị trường bán dẫn toàn cầu.
  • BẢN TIN: Tái cơ cấu trong Công nghiệp và Thương mại “Chuyên ngành Thuỷ tinh và các sản phẩm từ thuỷ tinh”
    Ngành sản xuất thủy tinh của Việt Nam đã có một lịch sử phát triển lâu dài. Những năm 1960-1970, Việt Nam có các nhà máy sản xuất thủy tinh đầu tiên, chủ yếu tập trung vào các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước như chai lọ, cốc chén với công nghệ đơn giảm và lao động thủ công.
  • BẢN TIN: Tái cơ cấu trong Công nghiệp và Thương mại “Chuyên ngành Gốm Sứ”
    rong những năm qua, ngành gốm sứ Việt Nam có những bước phát triển mạnh mẽ cả về năng lực sản xuất và xuất khẩu, trung bình ngành công nghiệp sản xuất gốm sứ đã đóng góp hơn 3 tỷ USD/năm cho GDP của Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành một trong 10 quốc gia sản xuất gốm sứ xây dựng lớn nhất thế giới và cũng là quốc gia có sản lượng gạch ốp lát đứng thứ 4 thế giới
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 4.042.424