Nghệ An tăng cường xuất khẩu hàng hóa sang Singapore, Trung Quốc
Theo số liệu thống kê, trong 9 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Nghệ An ước đạt 1.690 triệu USD, tăng 73,51% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 112,67% kế hoạch. Cùng với đó, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh này ước đạt 2.326 triệu USD, tăng 32,01% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 84,58% kế hoạch.
Theo đó, do một số nhà máy gia tăng nhiều đơn hàng, mở rộng thêm dây chuyền sản xuất; các nhà máy mới đi vào hoạt động, ổn định công suất nên trong 9 tháng, một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng khá so với cùng kỳ như: Giày dép các loại tăng 88,1%, thiết bị, linh kiện điện tử tăng 84,4%; dây điện và cáp điện 74,5%, hàng dệt may 30,1%, tôn thép các loại 29,2%. Ngoài ra, gạo xuất khẩu của các doanh nghiệp Nghệ An tăng 75%...
Ảnh minh họa
Trong thời gian này, các doanh nghiệp Nghệ An đã xuất khẩu hàng hóa đi 142 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu sang một số thị trường tăng mạnh so với cùng kỳ, tiêu biểu: thị trường Singapore tăng 111,5%, thị trường Hồng Kông (Trung Quốc) tăng 87,5%, thị trường Đài Loan (Trung Quốc) tăng 68,4%, thị trường Đức 47,7%, thị trường Nhật Bản 28,8%, thị trường Hàn Quốc 16,7%,...
Ước kim ngạch xuất khẩu Nghệ An năm 2024 đạt khoảng 3,5 tỷ USD. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu 9 tháng qua ước đạt 1,690 tỷ USD, tăng 73,51% so với 9 tháng năm 2023.
Theo lãnh đạo Sở Công thương Nghệ An, để hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của tỉnh phát triển nhanh và bền vững, thời gian qua, ngành tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may, các doanh nghiệp chế biến nông sản tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, tiếp xúc với các tham tán thương mại để mở rộng, tìm kiếm thị trường tiêu thụ,…
Ngành công thương Nghệ An cũng tổ chức các hội nghị kết nối giao thương giữa doanh nghiệp tỉnh Nghệ An với doanh nghiệp tại Houston, Texas (Hoa Kỳ); tổ chức đoàn công tác tham dự chương trình kết nối giao thương và Hội chợ tại Phnom Penh (Campuchia) và tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại xuất khẩu trong và ngoài nước...
Trước đó, Nghệ An đặt mục tiêu xuất khẩu hàng hóa năm 2024 đạt 2,75 tỷ USD. Theo đó, có sáu nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu 100 triệu USD trở lên.
Đứng đầu là nhóm hàng thiết bị, linh kiện điện tử với kim ngạch xuất khẩu khoảng 680 triệu USD; kế đến, nhóm hàng vật liệu xây dựng 550 triệu USD; nhóm hàng dệt, may 500 triệu USD; nhóm hàng dăm gỗ 200 triệu USD; nhóm hàng thủy sản 140 triệu USD; và giày, dép các loại 100 triệu USD.
Thùy Ngân (VITIC) tổng hợp
-
Việt Nam hiện đã ký kết và thực thi 16 hiệp định FTA. Tuy nhiên, để hàng hóa xuất khẩu hưởng ưu đãi thuế quan, doanh nghiệp cần nắm vững quy tắc xuất xứ của từng hiệp định và thị trường xuất khẩu. Quy tắc xuất xứ còn đóng vai trò như "lá chắn" bảo vệ các nền kinh tế trước hành vi cạnh tranh không lành mạnh, buộc doanh nghiệp phải hiểu rõ các quy định này để đảm bảo quyền lợi cho sản phẩm của mình.
-
Trong những tháng đầu năm 2024, mặt hàng giày dép tiếp tục là một trong 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất của Việt Nam nói chung và sang thị trường CPTPP nói riêng.
-
Kinh tế toàn cầu nhiều dấu hiệu tích cực, cùng với việc tồn kho trong quý 2/2024 của các hãng thời trang lớn trên thế giới giảm như Nike giảm 11%, Levi’s giảm tồn kho 7% và doanh thu ròng tăng 7,8% ( ) … giúp lượng đơn hàng dệt may trong quý 3/2024 được cải thiện.
-
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 8/2024, kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng vào Việt Nam đạt 4,54 tỷ USD, tăng 2,3% so với tháng 7/2024 và tăng 21,4% so với tháng 8/2023; chiếm tỷ trọng 13,4% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước.