Ngày 14/03/2024: Giá dầu thô, kim loại đồng loạt tăng mạnh
- Xem thêm xuất nhập khẩu Sắt thép tại đây;
- Xem thêm xuất nhập khẩu mặt Xăng dầu tại đây;
Kết thúc ngày giao dịch hôm qua 13/3, trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới, giá nhiều mặt hàng tăng mạnh đã hỗ trợ chỉ số MXV-Index đóng cửa tăng 1,05% lên 2.188 điểm, cao nhất kể từ cuối tháng 11/2023. Giá trị giao dịch toàn Sở đạt 4.150 tỷ đồng.
Với 4 trên 5 mặt hàng tăng giá mạnh, nhóm năng lượng dẫn dắt xu hướng chung của toàn thị trường. Chốt ngày, giá dầu WTI chấm dứt chuỗi giảm hai phiên liên tiếp, tăng 2,78% lên sát 80 USD/thùng. Dầu Brent tăng 2,58% lên 84,03 USD/thùng.
Theo MXV, giá dầu nhận hỗ trợ mạnh mẽ trong ngày hôm qua nhờ tác động kép từ yếu tố cung cầu và tâm lý lo ngại khi căng thẳng Nga – Ukraine leo thang.
Về mặt cung cầu, theo báo cáo mới nhất của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), tồn kho dầu thương mại của Mỹ trong vừa qua giảm 1,5 triệu thùng, giảm mạnh hơn so với dự báo. Đồng thời, tồn kho xăng cũng ghi nhận mức giảm mạnh 5,6 triệu thùng, đánh bại kỳ vọng chỉ giảm 1,9 triệu thùng của giới phân tích.
Trong khi đó, tổng sản phẩm cung cấp, một thước đo về nhu cầu, tăng 509 nghìn thùng lên 20,803 triệu thùng.
Mặt khác, sản lượng của Mỹ đã ghi nhận tuần giảm thứ hai liên tiếp với mức giảm 100 nghìn thùng/ngày về 13,1 triệu thùng. Các số liệu đều phản ánh tiêu thụ ghi nhận tín hiệu gia tăng tích cực, trong khi tồn kho và sản lượng đều sụt giảm, đã thúc đẩy lực mua đối với dầu thô
Trong bối cảnh này, Bộ Năng lượng Mỹ (DOE) cho biết Mỹ đã mua 3,25 triệu thùng dầu thô sản xuất trong nước, dự kiến giao hàng vào tháng 8/2024 để bổ sung vào Kho Dự trữ Chiến lược (SPR).
Trong một diễn biến đáng chú ý khác, thị trường kim loại cũng đón nhận lực mua rất tích cực, trong đó nhiều mặt hàng thiết lập các đỉnh nhiều tháng.
Cụ thể, giá bạc bật tăng 3,12% lên mức cao nhất kể từ đầu tháng 12 năm ngoái, Bạch kim chốt ở đỉnh 2 tháng qua với mức giá 944,9 USD/ounce sau khi tăng 1,8%. Cùng với đó, giá đồng bất ngờ tăng vọt hơn 3%, lên mức cao nhất 10 tháng.
MXV cho biết, yếu tố chính hỗ trợ thị trường kim loại nói chung vẫn xuất phát từ kỳ vọng cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trong thời gian tới, bất chấp tín hiệu lạm phát đang hạ nhiệt chậm dần.
Ngoài ra, giá đồng nói riêng được thúc đẩy trước lo ngại nguồn cung toàn cầu thắt chặt. Mới đây, tại Trung Quốc, các nhà luyện đồng hàng đầu đã đồng ý cắt giảm sản lượng một phần để đối phó với tình trạng thiếu nguyên liệu thô.
Trước đó, một số công ty khai thác đồng hàng đầu thế giới đã cho biết tình hình sản lượng sụt giảm. Điển hình nhất là Codelco, nhà sản xuất đồng hàng đầu thế giới tại Chile, đã chứng kiến sản lượng giảm gần 16% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 107 nghìn tấn trong tháng 1.
Nhóm Nghiên cứu đồng quốc tế (ICSG) cũng báo cáo sản lượng đồng ở Chile giảm 1,5% trong năm 2023, chủ yếu do một số mỏ trong nước bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các vấn đề vận hành và tình trạng thiếu nước do hạn hán ở khu vực miền Trung.
Nguồn: Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)
Link nguồn
-
Thực hiện chương trình Xúc tiến thương mại Quốc gia, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp đã tổ chức cho Đoàn Việt Nam gồm 22 doanh nghiệp lớn về thực phẩm và đồ uống tham gia Khu gian hàng Việt Nam tại Hội chợ Quốc tế Thực phẩm và Đồ uống Foodex Japan 2024 tại Tokyo, Nhật Bản.
-
Theo thông tin Rice Outlook trên trang web Dịch vụ Nghiên cứu Kinh tế của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ-USDA (Rice Outlook report page on USDA's Economic Research Service website https://www.ers.usda.gov), sản lượng gạo toàn cầu năm 2023/24 dự kiến đạt kỷ lục 513,7 triệu tấn
-
Hội đồng hợp tác Vùng vịnh (GCC) là một tổ chức khu vực quan trọng hàng đầu ở Trung Đông, bao gồm 6 quốc gia là Ả-rập Xê-út, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Qatar, Kuwait, Bahrain và Oman, với dân số khoảng 60 triệu người, là khu vực có nền kinh tế phát triển với GDP năm 2022 đạt gần 2.000 tỷ USD.
-
Theo Bộ Tài chính, việc chuyển đổi biểu thuế được thực hiện để đảm bảo tuân thủ cam kết tại Hiệp định VIFTA, Danh mục AHTN 2022 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Thuế suất ban hành trong Nghị định được xây dựng trên nguyên tắc tuân thủ cam kết theo Lộ trình cắt giảm thuế quan của Việt Nam trong Hiệp định VIFTA.