Ngành thép năm 2020: Sức ép cạnh tranh gia tăng nhưng áp lực giảm giá bán không quá lớn
Mặc dù sức ép cạnh tranh ngành thép năm 2020 dự kiến sẽ gia tăng nhưng SSI nhấn mạnh tỷ suất EBITDA (tỷ suất lợi nhuận trước thuế, khấu hao và lãi vay) của nhiều nhà sản xuất đã gần bằng 0, do đó áp lực giảm giá thép sẽ không quá lớn, bởi các công ty nhỏ hơn và không hiệu quả có thể chọn cắt giảm sản lượng sản xuất khi doanh thu không thể bù đắp được chi phí.
Sau một năm lạc quan với mức tăng trưởng sản lượng thành phẩm đạt 10% trong năm 2018, sản lượng tiêu thụ thép duy trì hiệu suất ổn định trong 4 tháng đầu năm 2019 với tổng mức tăng trưởng sản lượng đạt 11%.
Trong khi đó, sản lượng tiêu thụ trong nước tăng 15%, do các hoạt động xây dựng từ các dự án của các năm trước và việc giá thép phục hồi khuyến khích các đại lý tích lũy hàng tồn kho.
Chi tiết bản tin Quý độc giả xem tại đây;
Phòng TTXTTM & ĐT
-
Thông tin từ Bộ Công thương cho biết, Malaysia vừa kết thúc điều tra và đưa ra quyết định áp thuế chống phá giá đối với thép cuộn cán nguội, thép không hợp kim nhập khẩu từ các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.
-
Theo Bộ Xây dựng, trong năm 2019 cả nước đã tiêu thụ khoảng 11 - 13 triệu tấn tro, xỉ, thạch cao phát sinh trong quá trình sản xuất từ các nhà máy nhiệt điện, hóa chất và phân bón, qua đó góp phần giảm thiểu tác động tới môi trường
-
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, trong tổng kim ngạch 41,3 tỷ USD xuất khẩu nông lâm thủy sản của năm 2019, thì giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 18,5 tỷ USD, giảm 5,3% so với cùng kỳ năm trước.
-
Theo Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT): Xuất khẩu chè năm 2019 ước đạt 136 nghìn tấn và 235 triệu USD, tăng 6,8% về khối lượng và tăng 13,5% về giá trị so với năm 2018.