VITIC
Thị trường trong nước

Ngành thép có nhiều cơ hội phục hồi trong năm 2024

07/03/2024 08:00

Theo báo cáo từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), mặc dù nền kinh tế có nhiều điểm sáng tích cực nhưng do ảnh hưởng từ nhu cầu thị trường toàn cầu suy giảm nên những kết quả đạt được trong năm 2023 chưa đạt như kỳ vọng.

Theo đó, sản xuất thép thành phẩm trong năm của các doanh nghiệp thành viên đạt 27,76 triệu tấn, giảm 5%; tiêu thụ thép thành phẩm đạt gần 26,3 triệu tấn, giảm 3,5% so với năm 2022. Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho biết, tính chung trong năm 2023, trị giá nhập khẩu nhóm hàng sắt thép các loại và sản phẩm đạt 15,78 tỷ USD, giảm 8,9% so với năm 2022; đáng chú ý, xuất khẩu sắt thép là điểm sáng trong năm khi ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể, với sản lượng đạt 8 triệu tấn, tăng 29%, kim ngạch đạt 8,35 tỷ USD, tăng 4,5% so với năm 2022, chủ yếu xuất khẩu đến các thị trường lớn như EU, Hoa Kỳ, Ấn Độ … Các tháng cuối năm 2023, đầu năm 2024 chứng kiến sự chuyển mình của các doanh nghiệp thép khi bước qua giai đoạn ảm đảm trước đó và ghi nhận những dấu hiệu phục hồi đáng kể. Trong ngày đầu tháng 1/2024, thép có đợt điều chỉnh tăng giá đầu tiên (tăng 200 nghìn-400 nghìn đồng/tấn) sau 21 lần điều chỉnh giảm trong năm 2023. Hiện giá thép thanh vằn trong nước dao động quanh mức 14,3 triệu-14,9 triệu đồng/tấn (giá thanh toán ngay tại nhà máy, chưa VAT, đã trừ chiết khấu tối đa theo sản lượng và vùng miền).

Dự kiến trong năm 2024, tiêu thụ thép sẽ tăng khoảng 6,4%, sản lượng xuất khẩu tăng lên gần 13 triệu tấn. Nhu cầu thép của thế giới được dự báo hồi phục mạnh trở lại trong năm 2024, tăng 1,9%, đạt 1,8 tỷ tấn trong năm 2024, do đó sản xuất thép của Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội, dự kiến tăng khoảng 10% trong năm 2024. Sản xuất thép thành phẩm trong hai năm 2024 và 2025 ước đạt khoảng 28 triệu-30 triệu tấn, nhu cầu tiêu thụ thép trong nước khoảng 22 triệu-23 triệu tấn.
Năm 2024 được đánh giá là năm bản lề quan trọng của ngành thép, với kỳ vọng giá thép sẽ tiếp tục phục hồi trong thời gian tới. Đặc biệt, Luật Đất đai (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua được đánh giá sẽ có những tác động tích cực tới thị trường bất động sản, là cơ hội để ngành thép đẩy mạnh tăng trưởng.

Vì vây, trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần trung vào một số giải pháp quan trọng như tăng cường công tác tìm hiểu, theo sát diễn biến nhu cầu thị trường để từ đó có các kế hoạch chuẩn bị kịp thời và chủ động trong năm 2024; Chú trọng nâng cao năng lực, nguồn lực tài chính, cải tiến phương thức sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất xanh; Minh bạch trong quản trị, hệ thống sổ sách kế toán theo chuẩn quốc tế và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại trong bối cảnh hiện nay. Mặc dù còn nhiều thách thức, nhưng những tín hiệu tích cực trong các tháng đầu năm đã và đang mở ra bức tranh triển vọng cho ngành thép trong năm 2024.


 

Thùy Ngân (VITIC) tổng hợp

Tin cũ hơn
  • Sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại 02 tháng đầu năm 2024: Bước khởi đầu tích cực
    Ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm 2024, các đơn vị thuộc Bộ Công Thương đã khẩn trương, tích cực triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao. Do vậy, sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại trong 02 tháng đầu năm 2024 đã tạo ra bước khởi đầu tích cực.
  • Đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều chế biến sâu nhờ tận dụng lợi thế từ các FTA
    Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt 3,6 tỷ USD, tăng 18,1% so với năm 2022; tính riêng trong tháng 01/2024, kim ngạch xuất khẩu hạt điều đạt 351,2 triệu USD, tăng rất mạnh 126% so với cùng kỳ năm 2023.
  • Triển vọng phát triển ngành giày dép trong các tháng đầu năm 2024
    Sau dịp Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép trong cả nước liên tục đón các đơn hàng quay trở lại. Đây được coi là tín hiệu rất tốt với các doanh nghiệp nội địa khi tạo được niềm tin với khách hàng trong và ngoài nước. Sản xuất các sản phẩm giày dép có chất lượng từ trung bình trở lên và có độ khó cao được xem là lợi thế giúp doanh nghiệp Việt có thêm nhiều đơn hàng mới.
  • BÁO CÁO: tình hình kinh tế – xã hội tháng Hai và 2 tháng đầu năm 2024
    Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 02/2024 ước tính giảm 18% so với tháng trước và giảm 6,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, IIP ước tính tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 2,9%). Trong đó, ngành khai khoáng giảm 3,5%, làm giảm 0,6 điểm phần trăm trong mức tăng chung;
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 4.058.507