VITIC
Xuất nhập khẩu

Ngành dệt may Việt Nam đẩy mạnh kết nối giao thương với các doanh nghiệp quốc tế

14/03/2024 09:55

Trong năm 2023, ngành dệt may Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may trong cả năm đạt 33,3 tỷ USD, giảm 11,4% so với năm 2022.

Với triển vọng phục hồi kinh tế thế giới và dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian tới, ngành dệt may Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu tăng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành năm 2024 đạt 44 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2023; tính riêng trong tháng 01/2024, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đạt 3,1 tỷ USD, tăng 38,9% so với tháng 01/2023.

Họp báo giới thiệu Triển lãm Quốc tế ngành Dệt may và Công nghệ Dệt may 2024 (VIATT 2024) - Nguồn: Báo đầu tư

Hiện nay, Việt Nam là nhà xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ ba thế giới với nhiều tiềm năng phát triển. Nhiều nhà sản xuất dệt may quốc tế đã và đang mở rộng hoạt động sang Việt Nam. Việc ký kết và tham gia các hiệp định thương mại quốc tế như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA) là cơ hội lớn để hàng dệt may Việt Nam tiếp cận với người tiêu dùng toàn cầu và khẳng định chất lượng trên thị trường quốc tế.

Để hỗ trợ doanh nghiệp dệt may, cuối tháng 3/2023, Cục Xúc tiến thương mại và Tập đoàn Messe Frankfurt (Đức) đã ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) hợp tác, phối hợp tổ chức Triển lãm Quốc tế ngành Dệt may và Công nghệ Dệt may 2024 (VIATT 2024) nhằm phục vụ sự phát triển toàn diện của chuỗi giá trị dệt may. Triển lãm Quốc tế ngành Dệt may và Công nghệ Dệt may 2024 (VIATT 2024) sẽ diễn ra từ ngày 28/2 đến ngày 1/3/2024 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), đây là một sự kiện nằm trong chuỗi Texpertise, mạng lưới kinh doanh dệt may toàn cầu của Messe Frankfurt, nhà tổ chức sự kiện dệt may hàng đầu trên thế giới. VIATT 2024 có quy mô trên 500 gian hàng trưng bày của hơn 400 doanh nghiệp trong nước và quốc tế đến từ 16 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, khu gian hàng Thương hiệu quốc gia Việt Nam sẽ giới thiệu tới khách tham quan quốc tế về thế mạnh thương hiệu ngành dệt may của Việt Nam với các ngành hàng trưng bày như hàng may mặc, đồ dệt gia dụng, dệt may kỹ thuật và vải không dệt, công nghệ gia công dệt và in…  VIATT 2024 được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may tại Việt Nam kết nối giao thương với các doanh nghiệp quốc tế, đồng thời khuyến khích các thương hiệu lớn trên thế giới chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý và tham gia vào quá trình phát triển nguồn cung nguyên, phụ liệu hình thành chuỗi cung ứng trong nước. Từ đó, đáp ứng quy tắc xuất xứ đòi hỏi của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm, góp phần thúc đấy ngành dệt may Việt Nam phát triển theo xu hướng xanh và bền vững trên thế giới.


 

Thùy Ngân (VITIC) tổng hợp

Tin cũ hơn
  • Ứng dụng công nghệ chiếu xạ nông sản góp phần nâng cao giá trị hàng hóa xuất khẩu
    Chiếu xạ nông sản là một phương thức tác động lên nông sản bằng bức xạ ion hóa, những tia có năng lượng cao đi xuyên qua nông sản giúp loại bỏ các vi khuẩn, vi sinh vật và hạn chế sự lây lan của các loài dịch hại mà không làm biến đổi các chất dinh dưỡng, màu sắc, hương vị của nông sản một cách đáng kể. Đây là một phương pháp bảo quản nông sản an toàn và hiệu quả với nhiều lợi ích mang lại như: tiêu diệt và ức chế các vi sinh vật, vi khuẩn gây bệnh; hạn chế sự nảy mầm và chín của các loại trái cây, củ quả; kéo dài thời hạn sử dụng của nông sản …
  • Phát triển xuất nhập khẩu bền vững gắn với phát triển nền sản xuất xanh sạch, bền vững, tuần hoàn
    Trong bối cảnh toàn cầu hóa và áp lực gia tăng đối với việc bảo vệ môi trường, khái niệm kinh tế tuần hoàn (KTTH) ngày càng trở nên quan trọng. KTTH không chỉ thúc đẩy việc tái sử dụng và tái chế tài nguyên mà còn tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
  • Khai thác tiềm năng từ gỗ ngoại thất giúp doanh nghiệp ngành gỗ tăng cường kết nối giao thương
    Hội chợ quốc tế hàng phong cách ngoài trời (Q-Fair 2024) diễn ra từ ngày 9 đến 12/3, đây là hội chợ đồ gỗ ngoại thất đầu tiên tại Việt Nam, được tổ chức tại quảng trường Nguyễn Tất Thành, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
  • Hội chợ “Xuất khẩu Đồ gỗ và Nội thất 2024”: Cơ hội để thúc đẩy xúc tiến thương mại đối với ngành gỗ
    Hội chợ Xuất khẩu Đồ gỗ và Nội thất (Hawa Expo) năm 2024 đã diễn ra từ ngày 6-9/3/2024 tại TP.Hồ Chí Minh. Sự kiện quy tụ hơn 500 doanh nghiệp, trong đó hơn 80% là các doanh nghiệp sản xuất trong nước, 20% còn lại là doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ - thủ công mỹ nghệ nổi bật ở khu vực ASEAN, đơn vị thiết kế, cung ứng nguyên vật liệu, phụ kiện, dịch vụ phụ trợ trong và ngoài nước. Đặc biệt, bên cạnh các thị trường truyền thống như Mỹ, châu Âu, Hawa Expo năm nay còn chứng kiến sự quan tâm đáng kể ở nhóm khách từ khu vực Trung Đông, Úc, Canada và Ấn Độ.
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 4.000.254