Ngành dệt may tìm cơ hội khai thác sâu hơn tiềm năng từ thị trường Mỹ
Trong tháng 8/2024, 25 doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã tham dự Hội chợ Sourcing at Magic lần thứ 17 tại Mỹ. Khu gian hàng Việt Nam với các chủng loại mặt hàng phong phú, chất liệu mẫu mã đáp ứng xu hướng thị trường, trang trí gian hàng bắt mắt đã thu hút được nhiều sự quan tâm của khách hàng đến thăm, làm việc với các doanh nghiệp Việt Nam.
Mỹ là thị trường xuất khẩu truyền thống và chiếm kim ngạch lớn của dệt may Việt Nam. 6 tháng đầu năm Mỹ nhập khẩu 7,2 tỷ USD trị giá hàng dệt may của Việt Nam. Mặt hàng này của Việt Nam chiếm 7,2% thị phần tại Mỹ và chỉ đứng sau Trung Quốc.
Ảnh minh họa. Nguồn: Tạp chí Tài chính
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, với nhiều quy định mới phức tạp, việc xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ ngày một khó khăn, nhất là với việc kiểm soát chuỗi cung ứng. Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết các báo cáo của ngành may mặc chỉ ra rằng hơn 95% các công ty dệt may Mỹ đã tích cực tăng cường nỗ lực thẩm định chuỗi cung ứng của họ bằng việc sử dụng công nghệ và các công cụ xác minh. Với kế hoạch thực thi dệt may mới, Bộ An ninh Nội địa Mỹ đang mở rộng các nỗ lực thực thi nhằm giải quyết rủi ro bông có nguồn gốc từ Khu tự trị Tân Cương trong các lô hàng ở mức tối thiểu và để bảo vệ khoản đầu tư của ngành dệt may vào chuỗi cung ứng sạch theo hiệp định thương mại tự do.
Với thị trường Mỹ, đứng trước những xu hướng mua hàng mới, kèm với đó là các quy định ngày càng có tính khắt khe hơn, rất cần các nhà xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục lưu tâm, thích nghi, chú ý đến yếu tố chuỗi cung ứng phát triển, để từ đó tìm ra cơ hội tiếp cận thị trường chủ lực này tốt hơn nữa.
Những thách thức là điều không tránh khỏi, do đó để vượt qua khó khăn và đạt mục tiêu xuất khẩu đã đề ra, các doanh nghiệp trong ngành dệt may đã và đang nỗ lực đa dạng hóa thị trường, mặt hàng và khách hàng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần đầu tư nhiều hơn vào phát triển khoa học công nghệ và nguồn nhân lực. Đặc biệt, để đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt từ thị trường Mỹ, các doanh nghiệp cần nỗ lực thực hiện chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, nâng cao chất lượng hàng hoá.
Thùy Ngân (VITIC) tổng hợp
-
Ngày 21/8, Lễ Khai mạc Triển lãm Thủy sản Quốc tế (Vietfish) lần thứ 25 diễn ra với sự tham gia của 280 doanh nghiệp và 496 gian hàng; được tổ chức bởi Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Sài Gòn (SECC).
-
Ngày 19/8/2024, Bộ Công Thương đã phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Yên Bái tổ chức chương trình “Tọa đàm trao đổi trực tiếp với lãnh đạo các doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phố về hệ sinh thái tận dụng các FTA, trong đó có Hiệp định UKVFTA trong lĩnh vực quế”.
-
Theo PGS.TS Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số (Bộ Thông tin và Truyền thông), thương mại điện tử xuyên biên giới đang có những cơ hội phát triển rất lớn, đặc biệt khi Việt Nam gần với thị trường rất lớn là Trung Quốc.
-
Chiều 13/8, tại TPHCM, Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương làm việc với một số hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp khu vực phía nam để bàn về việc đẩy mạnh thực hiện các chương trình kích cầu tiêu dùng trong nước, đẩy mạnh tiêu dùng nội địa, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.