Ngành da – giày đã chủ động được hơn 70% nguyên phụ liệu
Ngành da - giày hiện đã chủ động được 70% nguyên phụ liệu cho các dòng sản phẩm trung bình và 50% nguyên phụ liệu cho các dòng sản phẩm trung bình khá. Trong đó, khoảng 90% bao bì giấy, 80% đế các loại, trên 80% các loại khuôn-last, 60% phụ liệu, 50% da các loại…
Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng kim ngạch xuất khẩu da - giày trong năm 2021 vẫnđạt 17,75 tỷ USD, tăng 5,70% so với năm 2020. Bước sang năm 2022, tình hình sản xuất da – giày ổn định hơn, với các lợi thế truyền thông về nhân công, môi trường chính trị và việc Việt Nam tham gia vào sân chơi toàn cầu, tham gia sâu vào các Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương, cùng với việc kiểm soát tốt dịch bệnh đã góp phần tích cực mang lại ưu thế lớn cho doanh nghiệp Việt Nam đón nhận được nhiều đơn hàng dịch chuyển từ các quốc gia khác. Nhờ đó đã góp phần tích cực thúc đẩy ngành đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu da - giày năm 2022 đạt 20 tỷ USD.
Còn trong 8 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 16,36 tỷ USD, tăng 29,7% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, thị trường xuất khẩuda – giày của Việt Nam đã hiện diện ở hơn 40 thị trường, nhưng xuất khẩu nhiều nhất sang Hoa Kỳ, Trung Quốc, Bỉ, Đức, Nhật Bản, Hà Lan, Ấn Độ, Hàn Quốc... Được biết, Việt Nam chiếm trên 10% thị phần giày xuất khẩu toàn cầu với khoảng 1,2 tỷ đôi giày, đứng thứ hai thế giới về lượng xuất khẩu da - giày (đứng đầu danh sách các nhà xuất khẩu da - giày là Trung Quốc).
Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng da - giày qua các năm
Tháng |
Năm 2019 (Triệu USD) |
Năm 2020 (Triệu USD) |
Năm 2021 (Triệu USD) |
Năm 2022 (Triệu USD) |
Năm 2022 so 2021 (%) |
Năm 2022 so 2020 (%) |
---|---|---|---|---|---|---|
Tháng 1 |
1.769,88 |
1.423,88 |
1.868,07 |
1.937,95 |
3,74 |
36,10 |
Tháng 3 |
851,81 |
1.366,05 |
1.209,37 |
1.345,03 |
11,22 |
-1,54 |
Tháng 3 |
1.307,77 |
1.386,01 |
1.717,62 |
2.009,29 |
16,98 |
44,97 |
Tháng 4 |
1.454,38 |
1.208,20 |
1.720,33 |
2.019,53 |
17,39 |
67,15 |
Tháng 5 |
1.717,20 |
1.309,13 |
1.885,59 |
2.111,06 |
11,96 |
61,26 |
Tháng 6 |
1.629,63 |
1.439,48 |
1.984,32 |
2.364,80 |
19,12 |
64,28 |
Tháng 7 |
1.621,07 |
1.366,83 |
1.397,93 |
2.272,77 |
63,65 |
66,28 |
Tháng 8 |
1.572,69 |
1.381,15 |
836,08 |
2.293,65 |
173,84 |
66,07 |
Tháng 9 |
1.323,82 |
1.254,73 |
678,43 |
|
|
|
Tháng 10 |
1.594,36 |
1.399,16 |
937,10 |
|
|
|
Tháng 11 |
1.702,07 |
1.517,60 |
1.576,41 |
|
|
|
Tháng 12 |
1.770,59 |
1.738,83 |
1.937,13 |
|
|
|
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan
Theo Hiệp hội Da – Giày – Túi xách Việt Nam (Lefaso), ngành da - giày hiện đã chủ động được hơn 70% nguyên phụ liệu cho các dòng sản phẩm trung bình và 50% nguyên phụ liệu cho các dòng sản phẩm trung bình khá. Trong đó, khoảng 90% bao bì giấy, 80% đế các loại, trên 80% các loại khuôn-last, 60% phụ liệu, 50% da các loại…
Tuy nhiên, các chủng loại nguyên phụ liệu được sản xuất trong nước có chất lượng tốt, đủ tiêu chuẩn cho sản xuất hàng xuất khẩu hầu hết là sản phẩm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Nhiều nhà máy thuộc da quy mô lớn tại Việt Nam đều của doanh nghiệp FDI. Mặt hàng sản xuất khá đa dạng như: Da thành phẩm sản xuất từ da muối, da bán thành phẩm wetbue nhập khẩu, giả da từ nhựa tổng hợp PU, PVC cao cấp, phụ liện kim khí, nhựa, chỉ may, keo dán, một số hóa chất…
Trong khi đó, cả nước hiện có khoảng 300 cơ sở, doanh nghiệp nội sản xuất nguyên phụ liệu. Nhiều doanh nghiệp sản xuất giày đã xây dựng các xưởng sản xuất đế giày, form giày… tự đáp ứng nhu cầu sản xuất. Xét về mặt số lượng, doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu da - giày trong nước nhiều nhưng về mặt chất lượng lại không cao, chủ yếu phục vụ nhu cầu sản xuất của chính doanh nghiệp hoặc tiêu thụ trong nước.
Nguyên nhân là do các doanh nghiệp da - giày trong nước sản xuất không theo bất cứ quy chuẩn, tiêu chuẩn nào. Vì vậy, chất lượng sản phẩm không đáp ứng yêu cầu, nhất là với hàng xuất khẩu. Mặt khác, đầu tư cho sản xuất nguyên phụ liệu đòi hỏi nguồn vốn rất lớn trong khi thị trường tiêu thụ trong nước nhỏ, không đem lại lợi nhuận cao, vì vậy nhiều doanh nghiệp băn khoăn không dám đầu tư. Đó là những lý do cơ bản khiến CNHT cho ngành da - giày chưa có nhiều cải thiện trong những năm qua.
Thực tế, Chính phủ rất quan tâm và khuyến khích phát triển CNHT, trong đó có ngành da - giày bằng các cơ chế, chính sách cụ thể. Điều này đã thể hiện rất rõ trong Nghị định số 111/2015/NĐ-CP (Nghị định 111) ngày 03 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ về Phát triển CNHT. Tuy nhiên, ngành dệt may và da giày mang tính thời trang cao, thay đổi liên tục nên không cố định được định hướng mặt hàng nguyên phụ liệu nào cần khuyến khích đầu tư. Với đặc tính như vậy, Nghị định số 111 không thỏa mãn được nhu cầu phát triển CNHT của ngành da giày. Do đó, nên sửa đổi hoặc có một nghị định riêng về CNHT cho ngành dệt may, da giày thì mới đáp ứng được nhu cầu thực tế. Trong thời gian tới, Lefaso cũng sẽ làm việc với Bộ Công Thương để xây dựng những chính sách phù hợp nhất với yêu cầu thực tiễn của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, những giải pháp cho phát triển CNHT phải thực sự dành cho doanh nghiệp nội, khi đó mới có khả năng xây dựng được chuỗi sản xuất khép kín cho ngành. Đồng thời, giúp doanh nghiệp nội đứng vững trước các biến động của thị trường thế giới, tránh tình trạng bị nhà đầu tư nước ngoài mượn quy tắc xuất xứ để hưởng lợi trong xuất khẩu.
Nhà nước cần xây dựng các khu công nghiệp tập trung sản xuất da thuộc, dệt nhuộm, vải giả da… với hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn; khuyến khích các địa phương xây dựng cụm công nghiệp chuyên sản xuất nguyên, phụ liệu. Bên cạnh đó, cần kết nối doanh nghiệp trong nước tham gia chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Nguồn: Phòng TTCN
-
Theo UBND tỉnh Hải Dương, năm nay, toàn tỉnh hiện có 8.900 ha vải, trong đó Thanh Hà 3.250ha, thành phố Chí Linh 3.400ha, các huyện, thành phố, thị xã còn lại 2.250ha. Trà vải sớm bắt đầu thu hoạch từ ngày 1-5, thu hoạch rộ từ ngày 25/5- 05/6/2022