VITIC
Thị trường thế giới

Nâng cao năng lực ứng phó với phòng vệ thương mại tại thị trường châu Á, châu Phi và châu Đại Dương

17/09/2024 15:22

Ngày 16/9, tại Bình Dương, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo Thúc đẩy tiềm năng xuất khẩu và nâng cao năng lực ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại tại thị trường châu Á, châu Phi và châu Đại Dương.


Toàn cảnh Hội nghị - Ảnh: Tạp chí Công Thương

Hội thảo do Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng cùng Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Dương đồng chủ trì. Cùng tham dự Hội thảo có hơn 200 đại biểu là lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương, lãnh đạo Sở Công Thương các tỉnh, thành: Bình Dương, TP.Hồ Chí Minh, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang; các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, thương mại…

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Phan Thị Thắng cho biết, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng mang tính thời đại. Nhận thức đầy đủ, đúng đắn xu hướng đó, Đảng và Nhà nước đã thực hiện công cuộc đổi mới và chủ động hội nhập quốc tế. Từ chỗ bị bao vây, cấm vận, Việt Nam đã thiết lập quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư với hơn 230 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tính đến nay, Việt Nam đã ký kết và đang đàm phán 19 hiệp định thương mại tự do (FTA). Việt Nam là một trong những quốc gia có độ mở lớn nhất và đã ký kết nhiều FTA nhất trên thế giới. Trong các thị trường xuất khẩu, khu vực châu Á - châu Phi và châu Đại Dương luôn là thị trường quan trọng của Việt Nam. Trong đó, có thể điểm tên những đối tác quen thuộc của Việt Nam như: Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Hàn Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Singapore, Australia…

Trong các thị trường xuất khẩu, khu vực châu Á - châu Phi và châu Đại Dương luôn là thị trường quan trọng của Việt Nam. Trong đó có thể điểm tên những đối tác quen thuộc của Việt Nam như: Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Hàn Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Singapore, Australia…

Những năm qua, Việt Nam đặc biệt chú trọng vào việc tăng cường hợp tác kinh tế với các quốc gia trong khu vực châu Á, châu Phi và châu Đại Dương nhằm đẩy mạnh xuất khẩu tại khu vực tiềm năng này.

Cụ thể, Việt Nam đã tận dụng các cơ hội hợp tác từ các FTAs song phương với các đối tác riêng lẻ như Việt Nam - Nhật Bản, Việt Nam - Hàn Quốc, cũng như các FTAs đa phương thông qua các tổ chức khu vực như ASEAN hay Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Việc đẩy mạnh mở rộng xuất khẩu tại châu Á, châu Phi và châu Đại Dương cũng là thách thức đối với nền kinh tế của Việt Nam. Mặc dù thời gian qua, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các thị trường này có nhiều khởi sắc và dư địa mở rộng thị trường còn rất lớn, song cũng tồn tại những khó khăn, hạn chế không nhỏ chờ đón doanh nghiệp.

Thứ trưởng Phan Thị Thắng cho rằng, một trong những thách thức lớn nhất là quan điểm bảo hộ, tạo ra các rào cản của các nước, vùng lãnh thổ nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. Bên cạnh mặt tích cực của tự do hóa thương mại và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, vẫn tồn tại các hoạt động đơn phương, trừng phạt, đối trọng, tạo sự kiềm chế… trong chính trị, kinh tế thương mại và các hoạt động này có xu hướng ngày càng trở nên phổ biến. Các nước từ việc tận dụng tinh thần tốt đẹp của WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới) để tạo ra cạnh tranh công bằng giữa hàng hóa nhập khẩu và sản xuất trong nước, thì đã có xu hướng chuyển sang bảo hộ và hạn chế nhập khẩu từ nước ngoài, thậm chí là bảo hộ quá mức cần thiết.

Trong số các biện pháp bảo hộ đó, phòng vệ thương mại nổi lên là một trong các công cụ hợp pháp, hữu hiệu và được nhiều thành viên WTO sử dụng. Do xuất khẩu nhiều sang thị trường Á, châu Phi và châu Đại Dương, Việt Nam phải đối mặt với các vụ việc về phòng vệ thương mại tại các thị trường này.

Theo thống kê của Bộ Công Thương, có tới 14/24 nước thuộc nhóm thị trường châu Á, châu Phi và châu Đại dương đã điều tra 138/256 vụ việc phòng vệ thương mại khác nhau đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Các nước điều tra nhiều nhất là Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Australia, Indonesia, Philippines … Chỉ riêng trong ASEAN, 4 nước Malaysia, Indonesia, Philippines và Thái Lan đã điều tra tới 48 vụ việc phòng vệ thương mại với hàng hóa của ta. Còn tại châu Đại Dương, Australia cũng đã điều tra 18 vụ việc với Việt Nam.



 

Thùy Ngân (VITIC) tổng hợp

 
Tin cũ hơn
  • Hoa Kỳ đang hoàn tất thủ tục mở cửa thị trường cho cam, quýt, mận và chanh không hạt của Việt Nam
    Ngày 12/9/2024, tại trụ sở Bộ Công Thương, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đã có buổi làm việc với Đoàn Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) do bà Alexis Taylor, Thứ trưởng phụ trách Thương mại và Đối ngoại dẫn đầu.
  • Việt Nam và Phần Lan tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thương mại
    Việt Nam và Phần Lan thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1973. Năm 2023 đánh dấu chặng đường 50 năm thiết lập quan hệ đối ngoại giữa hai nước, theo thời gian, mối quan hệ hữu nghị truyền thống ngày càng phát triển mạnh mẽ, được duy trì thường niên thông hoạt động trao đổi các đoàn lãnh đạo cấp cao và các cơ quan của Quốc hội
  • “Chương trình giới thiệu sản phẩm thương hiệu Việt Nam, Trung Quốc (Quảng Tây) năm 2024” lần đầu tiên được tổ chức tại Quảng Tây
    Trong khuôn khổ triển khai các hoạt động hợp tác kinh tế - thương mại giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc, ngày 06/9/2024, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) đã phối hợp với các cơ quan liên quan tại Quảng Tây (Trung Quốc) tổ chức Chương trình giới thiệu sản phẩm thương hiệu Việt Nam, Trung Quốc (Quảng Tây) tại phố đi bộ “Đêm Nam Ninh” thuộc thành phố Nam Ninh, thủ phủ của Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc.
  • Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới đồng loạt giảm sâu
    Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết giá hàng hóa nguyên liệu thế giới vừa trải qua một tuần giảm sâu (2-8/9). Lực bán rất mạnh kéo chỉ số MXV-Index rơi gần 3,5% xuống 2.061 điểm – thấp hơn cả mức đáy trong gần 4 năm đã được ghi nhận vào tháng 6/2023. Đóng cửa tuần, ngoại trừ thị trường nông sản giữ được đà phục hồi, các nhóm hàng còn lại đều sụt sâu. Trong đó, nhiều mặt hàng năng lượng và kim loại cơ bản chứng kiến giá lao dốc từ 3-10%.
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.996.802