Nâng cao chất lượng sản phẩm là yếu tố then chốt để hàng Việt đáp ứng thị trường Hoa Kỳ
Thị trường Hoa Kỳ ưa chuộng hầu hết các sản phẩm nhập khẩu từ thị trường Việt Nam. Trong đó riêng với nông lâm thuỷ sản, Hoa Kỳ hiện chiếm thị phần 21,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam sau 11 tháng.
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet
So với cùng kỳ năm 2023, giá trị xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ tăng 24,6%. Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ cho biết, trong ba năm qua, giá trị xuất khẩu rau quả chế biến của Việt Nam sang thị trường này tăng 30 - 45% mỗi năm. Trong khi tốc độ tăng trưởng mặt hàng này tại EU bình quân 10 - 20% một năm. Vì vậy, Hoa Kỳ thực sự là thị trường tiềm năng cho hoa quả, trái cây của Việt Nam. Ngoài ra, Hoa Kỳ còn nhập khẩu nhiều nhóm mặt hàng thế mạnh khác của Việt Nam như đồ gỗ, dệt may, da giày… Lợi thế của hàng hoá Việt Nam chính là chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh, đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, có một thực tế là số vụ phòng về thương mại từ Hoa Kỳ với hàng xuất khẩu Việt Nam có chiều hướng tăng theo. Theo Cục Phòng vệ Thương mại, Bộ Công Thương, Hoa Kỳ là nước điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất trên thế giới, đồng thời cũng là nước điều tra phòng vệ thương mại nhiều nhất với Việt Nam. Riêng 11 tháng đầu năm 2024, Hoa Kỳ đã khởi xướng điều tra mới 11 vụ việc với Việt Nam. Sản phẩm bị điều tra bởi Hoa Kỳ cũng ngày càng đa dạng. Từ những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu rất lớn như pin năng lượng mặt trời (trị giá xuất khẩu 4,2 tỷ USD), tủ gỗ (2,7 tỷ USD) đến những mặt hàng giá trị rất thấp như khay đúc màng sợi (50 triệu USD) hay đĩa giấy (9 triệu USD) cũng trở thành đối tượng bị điều tra phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ.
Do đó, tại buổi Tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Vấn đề phòng vệ thương mại với thị trường Hoa Kỳ" do Vụ Thị trường châu Âu, châu Mỹ - Bộ Công Thương tổ chức, ông Lê Thanh Hòa, Phó cục trưởng Cục Chất lượng chế biến và Phát triển thị trường, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn nhấn mạnh, việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Hoa Kỳ là điều kiện tiên quyết, đặc biệt là minh bạch hóa quy trình sản xuất và xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc rõ ràng. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm là yếu tố then chốt, nhất là đối với các mặt hàng nông sản và thực phẩm. Việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất không chỉ giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm, cải thiện khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Doanh nghiệp Việt Nam phải đặc biệt chú ý đến hoạt động cảnh báo sớm mà Bộ Công Thương thực hiện thời gian qua để hạn chế tối đa nguy cơ hàng hoá bị thị trường này áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại. Bên cạnh đó, chuẩn bị sẵn sàng hồ sơ để đối diện với các biện pháp phòng vệ từ phía bạn.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần hợp tác chặt chẽ với các cơ quan chức năng và hiệp hội ngành hàng để nắm bắt kịp thời các thay đổi trong chính sách thương mại của Hoa Kỳ, từ đó xây dựng chiến lược ứng phó hiệu quả.
Khánh Huyền (VITIC) tổng hợp
-
Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển (Kiêm nhiệm Đan Mạch, Iceland) cho biết Thụy Điển là thị trường có tiềm năng lớn cho rau quả Việt Nam nhờ sự phụ thuộc vào nguồn cung nhập khẩu. Nhu cầu nhập khẩu rau quả tươi của Thuỷ Điển tăng mạnh từ các nước có khí hậu ôn đới và nhiệt đới
-
Từ ngày 13-15/12/2024 tại thủ đô Riyadh, Vương quốc Ả rập Xê út, Thương vụ Việt Nam đã tổ chức trưng bày sản phẩm của trên 100 doanh nghiệp đang tìm kiêm cơ hội mở rộng thị trường sang khu vực Trung Đông
-
Nhằm thúc đẩy giao thương và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản thực phẩm Việt Nam, Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương Việt Nam) phối hợp cùng Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Đầu tư và Du lịch ASEAN – Nhật Bản (AJC) tổ chức Hội nghị Kết nối Giao thương và Xây dựng Thương hiệu cho Doanh nghiệp Xuất khẩu Nông sản Thực phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 12/12/2024.
-
Hiện nay, Nhật Bản là nước công nghiệp phát triển, có nền nông nghiệp hiện đại và có nhiều lợi thế trong áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, hàng năm Nhật Bản vẫn phải nhập khẩu các mặt hàng nông sản từ thị trường khác. Điều này tạo ra cơ hội và lợi thế để các mặt hàng nông sản Việt Nam từng bước thâm nhập sâu vào thị trường này.