Năm 2020 ngành chăn nuôi có rất nhiều thuận lợi
NHỮNG THÔNG TIN ĐÁNG LƯU Ý TRONG TUẦN & DỰ BÁO
TRONG NƯỚC:
Trong năm 2020 ngành chăn nuôi có rất nhiều thuận lợi, thứ nhất là dịch tả lợn Châu Phi đang từng bước được khống chế khi số lợn tiêu hủy do dịch hàng tháng giảm mạnh, tháng 1/2020 chỉ còn khoảng 12.000 con và tháng 2 dự kiến giảm xuống dưới 10.000 con. Thứ hai là trong vòng 70 năm qua đến nay Việt Nam đã có Luật Chăn nuôi với các điều kiện, quy định tương đối toàn diện giúp ngành chăn nuôi thời gian tới có hành lang pháp lý ổn định để thúc đẩy phát triển theo chuỗi, theo chiều sâu, bền vững, và khuyến khích được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào chăn nuôi công nghệ cao, chăn nuôi hữu cơ, an toàn sinh học. Thứ ba là Quốc hội đã ban hành những nghị quyết về định hướng phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn mới, trong đó có những nội dung, Nghị quyết về lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn rất rõ ràng, là căn cứ quan trọng để ngành nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng bám sát trong công tác chỉ đạo, điều hành, định hướng, xây dựng đề án trong giai đoạn tới.
Tuy nhiên, năm 2020 ngành chăn nuôi phải đối diện với hàng loạt thách thức vô cùng to lớn, nhất là trong bối cảnh dịch cúm Corona chủng mới đang diễn biến vô cùng phức tạp và nguy hiểm ảnh hưởng tới sản xuất và xuất khẩu nông sản của Việt Nam.
Việt Nam cơ cấu lại ngành chăn nuôi, giảm chăn nuôi nhỏ lẻ, phát triển ngành chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, theo chuỗi liên kết, xây dựng các chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào chế biến gia súc và nông sản.
Theo số liệu thống kê, kim ngạch nhập khẩu TACN&NL về Việt Nam tháng 01/2020 đạt 222,1 triệu USD, giảm 25% so với tháng trước và giảm 40,1% so với tháng 01/2019. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu TACN&NL từ thị trường Trung Quốc đạt 10,2 triệu USD, giảm 37,8% so với tháng trước và giảm 57% so với tháng 1/2019. Dự kiến lượng và kim ngạch nhập khẩu TACN&NL trong quý I/2020 từ thị trường Trung Quốc giảm mạnh do dịch bệnh nCoV. Tuy vậy, kim ngạch nhập khẩu TACN&NL của Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc chỉ chiếm 5% tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này (số liệu năm 2019), nên tình hình dịch cúm tại Trung Quốc có lan rộng cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến tình hình nhập khẩu TACN&NL.
Trong năm 2019, lượng nhập khẩu DDGS về Việt Nam đạt 1,34 triệu tấn, trị giá 305,8 triệu USD, tăng 14,3% về lượng và tăng 12,5% về trị giá so với năm 2018. Lượng nhập khẩu cám ngô của Việt Nam trong năm 2019 đạt 238,6 nghìn tấn, trị giá 39,3 triệu USD, tăng 13% về lượng và tăng 13,9% về trị giá so với năm 2018. Trong bối cảnh Trung Quốc đang lan rộng dịch cúm nCOV, các giao dịch xuất nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc sang các quốc gia khác bị ảnh hưởng lớn. Nhập khẩu nông sản của Trung Quốc từ Mỹ giảm mạnh làm cho giá nông sản và các sản phẩm nông nghiệp như DDGS, ngô, lúa mỳ… giảm là cơ hội cho các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu nhập khẩu các mặt hàng từ thị trường Mỹ và Nam Mỹ… khi giá xuống.
THẾ GIỚI:
Theo USDA, trong năm 2019, Mỹ xuất khẩu đạt trên 66 triệu tấn ngũ cốc (gồm lúa mỳ, lúa mạch và ngô), giảm 28% so với năm 2018 do lượng xuất khẩu ngũ cốc sang thị trường Trung Quốc giảm mạnh vì căng thẳng thương mại giữa hai nước. Trong đó, xuất khẩu lúa mỳ đạt 22,3 triệu tấn, tăng 15,2% so với năm 2018 do chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường như Mêhicô (đạt 3,55 triệu tấn, tăng 26,2%); sang Philippin (đạt 2,93 triệu tấn, tăng 13,2%); sang Nhật Bản (đạt 2,58 triệu tấn, tăng 1%); sang Nigeria (đạt 2,11 triệu tấn, tăng 159%)...
Theo số liệu của Hiệp hội ép dầu Ấn Độ, lượng bã hạt có dầu xuất khẩu của nước này trong tháng 01/2020 giảm 84,2% so với tháng trước và giảm 78% so với tháng 01/2019, đạt 51,4 nghìn tấn. Lượng xuất khẩu khô hạt có dầu từ tháng 04/2019- 01/2020 của niên vụ 2019/2020 đạt trên 2 triệu tấn, giảm 24% so với niên vụ trước. Trong đó, lượng xuất khẩu khô đậu tương trong tháng 01/2020 đạt 6,1 nghìn tấn, tăng so với 5,9 nghìn tấn của tháng trước.
Theo USDA, trong năm 2019, lượng DDGS xuất khẩu của Mỹ đạt 10,8 triệu tấn, giảm 9% so với năm 2018. Mêhicô, Hàn Quốc và Việt Nam là những nước nhập khẩu DDGS lớn nhất của Mỹ, chiếm 41,6% tổng lượng xuất khẩu. Trong đó, DDGS xuất khẩu sang Mêhicô chiếm tỷ trọng cao nhất là 19,1%, đạt trên 2 triệu tấn, tăng 1% so với năm 2018.
Phòng Thông tin Xuất nhập khẩu
- Địa chỉ: Phòng 603 Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 đường Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
- Điện thoại: 024 3715 2584/ 371525 85/ 3715 2586 Fax: 024 3715 2574
Người liên hệ:
- Mrs Huyền; 0912 077 382 ( thuhuyenvitic@gmail.com)
- Mrs Nhuận; 0982 198 206 (hongnhuan82@gmail.com)
- Mrs Kiều Anh; 0912 253 188 (kieuanhvitic@gmail.com)
Để có thông tin đầy đủ Quý độc giả vui lòng tải mẫu phiếu đăng ký sử dụng bản tin tại đây;
Phòng TTXNK
-
Dịch bệnh Covid-19 tại Trung Quốc đã tác động không nhỏ đến kinh tế Việt Nam. Trước ảnh hưởng của dịch bệnh, trong những ngày đầu tháng 2/2020,
-
Theo thống kê, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam trong tháng đầu tiên của năm 2020 đạt 234,3 triệu USD giảm 21,7% so với tháng 12/2019
-
Ủy ban về phá giá và trợ cấp Thái Lan đã quyết định áp thuế chống bán phá giá từ 6,97%-51,61% (giá CIF) đối với một số sản phẩm ống, ống dẫn bằng sắt hoặc thép có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam (bao gồm 169 mã HS).
-
Hiện chưa thể đánh giá hết các hệ quả của dịch bệnh đối với kinh tế toàn cầu do dịch bệnh chưa có dấu hiệu dừng lại. Tuy nhiên, nhiều định chế tài chính lớn bước đầu đã đưa ra một số đánh giá sơ bộ