Mức chi mua tin điều tra vi phạm cạnh tranh tối đa 5 triệu đồng
Đây là đề xuất của Bộ Tài chính tại dự thảo Thông tư quy định lập, quản lý, sử dụng kinh phí để đảm bảo các chi phí phát sinh trong quá trình thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; trong quá trình thẩm định hồ sơ thông báo tập trung kinh tế; trong quá trình điều tra các vụ việc cạnh tranh và trong tố tụng cạnh tranh.
Ảnh minh họa
Theo dự thảo nguồn kinh phí thực hiện gồm: Nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật; nguồn kinh phí từ nguồn phí xử lý vụ việc canh tranh được để lại theo quy định của Luật Phí, lệ phí; nguồn tài trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước; các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Việc quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ phải theo đúng mục đích, đúng chế độ, bảo đảm tính hiệu quả, khả thi khi triển khai; chịu sự kiểm tra, kiểm soát và giám sát đánh giá của cơ quan chức năng có thẩm quyền; quyết toán kinh phí đã sử dụng hàng năm và kết thúc nhiệm vụ theo quy định hiện hành.
Nội dung chi bao gồm: Chi xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, thu thập thông tin, tài liệu; chi biên dịch, phiên dịch tài liệu; chi mua trang thiết bị phục vụ hoạt động điều tra như máy ghi âm, máy quay, máy ảnh, máy tính; trang thiết bị cho phòng lấy lời khai, phòng điều trần, phòng xét xử các vụ việc cạnh…
Đối với chi điều tra các vụ việc vi phạm pháp luật cạnh tranh, thẩm định hồ sơ thông báo tập trung kinh tế, hồ sơ miễn trừ thỏa thuận hạn chế cạnh tranh: Chi mua tin, căn cứ loại tin cần mua, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia quyết định mức chi tối đa không quá 5.000.000 đồng.
Mua vật chứng mức chi theo quy định hiện hành, hợp đồng thỏa thuận, giá cả phù hợp với thị trường. Chi thuê chuyên gia tư vấn đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trong các vụ việc hạn chế cạnh tranh áp dụng theo Thông tư số 02/2015/TT-BLĐTBXH quy định mức lương đối với chuyên gia tư vấn trong nước làm cơ sở dự toán gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn áp dụng hình thức hợp đồng theo thời gian sử dụng vốn nhà nước…
Hàng năm, Bộ Công Thương xây dựng dự toán kinh phí để đảm bảo các chi phí phát sinh trong quá trình thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; trong quá trình thẩm định hồ sơ thông báo tập trung kinh tế; trong quá trình điều tra các vụ việc cạnh tranh và trong tố tụng cạnh tranh tổng hợp chung vào dự toán của Bộ Công Thương, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp trình Chính phủ theo quy định.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Thông tư này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.
-
Đây là đề xuất của Bộ Tài chính tại dự thảo Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế đang được lấy ý kiến góp ý rộng rãi của nhân dân.
-
Tại dự thảo Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế, Bộ Tài chính đề xuất quy định mới về quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số.
-
Bộ Tài chính ban hành Thông tư 17/2021/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 14/2015/TT-BTC về phân loại, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 12/4/2021.
-
Thẩm định viên về giá chỉ được đăng ký hành nghề tại 01 doanh nghiệp thẩm định giá tại một thời điểm. Trường hợp thẩm định viên về giá đã đăng ký hành nghề tại chi nhánh thẩm định giá của doanh nghiệp đó thì không được ký Chứng thư thẩm định giá và Báo cáo kết quả thẩm định giá tại trụ sở chính của doanh nghiệp.