Mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2010 của vùng ĐBSCL
ĐBSCL đóng góp khoảng 27,9% vào GDP cả nước (năm 2009), trên 53% sản lượng lương thực, cung cấp hơn 90% lượng gạo xuất khẩu thu về ngoại tệ khoảng 2 tỷ USD/năm, sản lượng thủy sản chiếm gần 60% và khoảng 80% lượng xuất khẩu của cả nước và thu về ngoại tệ trên 2,5 tỷ USD/năm. Ngoài ra ngành chăn nuôi, cây ăn trái và rau màu đã cung cấp một lượng lớn các thị trường trong và ngoài nước.
Ảnh minh hoạ, nguồn internet
Bên cạnh đó, vùng ĐBSCL đứng thứ ba so với 8 vùng kinh tế của cả nước với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2010 ước đạt 279.375 tỷ đồng (Theo báo cáo tại Hội nghị Tổng kết năm 2010 và triển khai kế hoạch năm 2011 khối Công Thương địa phương, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước năm 2010 ước đạt 1.561.613 tỷ đồng (tăng 24,5% so với năm 2009).
Trong 13 tỉnh vùng ĐBSCL, tỉnh An Giang đứng thứ nhất về tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước khoảng 38.108 tỷ đồng; kế đến là tỉnh Cần Thơ (32.211tỷ đồng), Kiên Giang (28.300 tỷ đồng), Đồng Tháp (27.088 tỷ đồng), Cà Mau (24.000 tỷ đồng), Tiền Giang (23.000 tỷ đồng), Sóc Trăng (21.753 tỷ đồng), Long An (17.769 tỷ đồng), v.v.
Vùng ĐBSCL tốc độ tăng về tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng so với năm 2009 đứng đầu là Sóc Trăng tăng 41,29%; kế đến là Hậu Giang tăng 26,29%; đứng thứ ba là Bạc Liêu tăng 26,22% và Long An đứng thứ sáu tăng 25,24%, v.v.
Mặc dù chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước tăng khá cao (11,75%), nhưng vùng ĐBSCL đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp và thành công trong công tác bình ổn giá, kiềm chế lạm phát; do vậy CPI của vùng ĐBSCL thấp hơn bình quân chung của cả nước (10.56%).
Nguồn: Sở Công Tỉnh Thương Long An
Link nguồn
-
Tính đến hết ngày 27/10, hoạt động cung ứng hàng hóa và sản xuất kinh doanh của các tỉnh, thành phố phía Nam đã ổn định hơn, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân trong trạng thái bình thường mới.
-
Với mục tiêu doanh số thương mại điện tử (TMĐT) chiếm 8% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu tiêu dùng dịch vụ, 45% dân số tham gia mua sắm trực tuyến
-
Dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 vừa qua đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Để kích cầu thị trường tiêu dùng nội địa trên địa bàn tỉnh
-
Thời gian vừa qua, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh được thực hiện khá tốt, từng bước đi vào chiều sâu, các cấp, các ngành quan tâm, tập trung chỉ đạo và đạt được những kết quả tích cực.