VITIC
Thị trường trong nước

Một số điểm sáng tình hình kinh tế – xã hội tháng Năm và 5 tháng đầu năm 2024

14/06/2024 10:29
- Xem thêm xuất nhập khẩu mặt hàng Rau quả tại đây;
- Xem thêm xuất nhập khẩu mặt hàng Sữa và sản phẩm sữa tại đây;
- Xem thêm xuất nhập khẩu mặt hàng Thịt và sản phẩm thịt tại đây;
- Xem thêm xuất nhập khẩu mặt hàng Phân bón tại đây;
- Xem th
êm xuất nhập khẩu
mặt hàng Sắt thép tại đây;
- Xem thêm xuất nhập khẩu mặt hàng Nhựa, hoá chất tại đây;

- Xem thêm xuất nhập khẩu mặt hàng Gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ tại đây;
- Xem thêm xuất nhập khẩu mặt hàng Máy tính, linh kiện điện tử tại đây;
- Xem thêm
Thị trường logistics và quản lý chuỗi cung ứng Việt Nam và thế giới tháng 4 và 4 tháng năm 2024: diễn biến và dự báo
tại đây;



Trong năm tháng đầu năm 2024, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; tình trạng bất ổn an ninh, chính trị leo thang tại một số quốc gia, khu vực, tiềm ẩn rủi ro tới sự ổn định và phát triển kinh tế toàn cầu; kinh tế thế giới bước đầu phục hồi nhưng còn chậm; thiên tai, biến đổi khí hậu tác động tới kinh tế – xã hội của nhiều quốc gia. Trong nước, Bộ, ngành và địa phương nghiêm túc, quyết liệt thực hiện các giải pháp đề ra trong Nghị quyết số 01/NQ-CP về phát triển kinh tế – xã hội, Nghị quyết số 65/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024 nhằm đạt kết quả cao nhất mục tiêu tăng trưởng năm 2024. Tình hình kinh tế – xã hội năm tháng đầu năm 2024 của nước ta duy trì xu hướng tích cực, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo. Một số điểm sáng về tình hình kinh tế – xã hội tháng Năm và năm tháng đầu năm 2024 của nước ta như sau:

 
 (1) Chăn nuôi lợn, chăn nuôi gia cầm tăng trưởng khá do mang lại hiệu quả kinh tế; hoạt động trồng rừng và khai thác gỗ được đẩy mạnh; sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng cao do phương thức nuôi trồng và chất lượng con giống được cải thiện.
 
Đàn lợn có xu hướng tăng mạnh trở lại do hình thức chăn nuôi được đẩy mạnh sang bán công nghiệp, liên kết với doanh nghiệp, giá thịt lợn hơi tăng so với cùng kỳ năm trước[1]; chăn nuôi gia cầm tiếp tục phát triển, nhu cầu tiêu dùng ổn định. Ước tính đến cuối tháng 5/2024, tổng số lợn tăng 3,9% so với cùng thời điểm năm trước; tổng số gia cầm tăng 3,4%.
 
Trong năm tháng đầu năm 2024, diện tích rừng trồng mới tập trung ước tăng 1,3% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán ước tăng 1,2%; sản lượng gỗ khai thác ước tăng 6,6%.
 
Sản lượng thủy sản nuôi trồng trong tháng 5/2024 ước tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá tra tăng 6,5% do giá cá tra nguyên liệu duy trì ở mức khá[2]; tôm thẻ chân trắng tăng 8,1%. Tính chung năm tháng đầu năm 2024, sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá tra tăng 5,5%; tôm thẻ chân trắng tăng 6,3%.
 
(2) Sản xuất công nghiệp duy trì xu hướng tăng trưởng tích cực. Chỉ số sản xuất công nghiệp năm tháng đầu năm 2024 ước tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 2%), trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng 7,3% (cùng kỳ năm trước giảm 2,6%). Trong đó, một số ngành công nghiệp trọng điểm tăng cao: Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 27,4%; sản xuất thiết bị điện tăng 24%; sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 20,1%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 19,6%; khai thác quặng kim loại tăng 18,2%; sản xuất kim loại tăng 13,2%; dệt và sản xuất, phân phối điện cùng tăng 12,7%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 11,4%.
 
Hình 1: Tốc độ tăng chỉ số sản xuất của một số ngành công nghiệp 5 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm trước (%)
(3) Hoạt động dịch vụ trong năm tháng đầu năm 2024 diễn ra sôi động và tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành tăng 8,7%, trong đó doanh thu dịch vụ lưu trú ăn uống tăng 15,1%; doanh thu du lịch lữ hành tăng 45,1%; vận chuyển hành khách tăng 6,1% và luân chuyển hành khách tăng 12,7%; vận chuyển hàng hóa tăng 11,4% và luân chuyển tăng 7,9%.
 
Hình 2. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành 5 tháng đầu năm các năm 2020-2024
4) Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa năm tháng đầu năm 2024 sơ bộ đạt 305,53 tỷ USD, tăng cao ở mức 16,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng tăng cao so: Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng 61,2%; cà phê tăng 43,9%; gạo tăng 38,2%; sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ tăng 34,2%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 33,4%; chất dẻo nguyên liệu tăng 31,2%; rau, quả tăng 28,2%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 23,5%; chè tăng 20,1%. Kết quả này cho thấy nhu cầu tiêu dùng của thế giới đang dần phục hồi, thúc đẩy sản xuất trong nước thời gian tới.
Cán cân thương mại hàng hóa năm tháng đầu năm 2024 ước tính xuất siêu 8,01 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 10,2 tỷ USD).
 
theo giá hiện hành 5 tháng đầu năm các năm 2020-2024
(5) Ngành Du lịch tiếp tục bứt phá với các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch được đẩy mạnh. Khách quốc tế đến nước ta trong tháng 5/2024 ước đạt gần 1,4 triệu lượt người, tăng 51,0% so với cùng kỳ năm trước; tính chung năm tháng đầu năm 2024 đạt gần 7,6 triệu lượt người, tăng 64,9% so với cùng kỳ năm trước và tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2019 – năm chưa xảy ra dịch Covid-19. Đây là những tín hiệu khả quan để có thể hiện thực mục tiêu đón 18 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong năm nay.
 
Hình 4. Khách quốc tế đến Việt Nam 5 tháng đầu năm 2024 phân theo vùng lãnh thổ
(6) Thu hút vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục duy trì mức tăng cao cả về số dự án và số vốn đầu tư, khẳng định Việt Nam tiếp tục là điểm sáng trong bối cảnh thương mại, đầu tư toàn cầu phục hồi chậm. Tính đến ngày 20/5/2024, cả nước có 1.227 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nước ngoài với số vốn đạt 7,94 tỷ USD, tăng 27,5% về số dự án và tăng 50,8% về số vốn so với cùng kỳ năm 2023 (cùng kỳ năm 2023 có 962 dự án và vốn đăng ký đạt 5,26 tỷ USD). Vốn đầu tư nước ngoài thực hiện đạt 8,25 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, là mức thực hiện cao nhất trong 5 năm qua[3].

Hình 5. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 5 tháng đầu năm các năm 2020-2024 (Tỷ USD)
(7) Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dần phục hồi sau nhiều tháng gặp khó khăn, số doanh nghiệp gia nhập thị trường đã cao hơn số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Số doanh nghiệp gia nhập thị trường trong năm tháng đầu năm 2024 đạt hơn 98,8 nghìn doanh nghiệp, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước cao hơn số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 97,3 nghìn doanh nghiệp.
 
Hình 6: Tình hình đăng ký doanh nghiệp
(8) Thu ngân sách nhà nước năm tháng đầu năm 2024 ước đạt 898,4 nghìn tỷ đồng, bằng 52,8% dự toán năm và tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước; chi ngân sách Nhà nước ước đạt 656,7 nghìn tỷ đồng, bằng 31% và tăng 0,5%.
(9) Công tác an sinh xã hội được quan tâm thực hiện kịp thời, hiệu quả. Tính chung năm tháng đầu năm nay, các cấp, các ngành đã hỗ trợ cho người dân gần 18,5 nghìn tấn gạo. Trong đó, hỗ trợ 10,4 nghìn tấn gạo cứu đói nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn cho 103,7 nghìn hộ với 693,4 nghìn nhân khẩu; gần 3,1 nghìn tấn gạo cứu đói giáp hạt năm 2024 cho 44,5 nghìn hộ với 205,5 nghìn nhân khẩu.
[1] Tính đến ngày 24/5/2024, giá thịt lợn hơi cả nước dao động trong khoảng 64.000- 68.000 đồng/kg, tăng 13.000 – 14.000 đồng/kg so với cùng kỷ năm trước.
[2] Giá cá tra nguyên liệu loại 1 ổn định, dao động trong khoảng từ 27.500-28.000 đồng/kg.
[3] Vốn FDI thực hiện 5 tháng đầu năm các năm 2020-2024 lần lượt là: 6,7 tỷ USD; 7,15 tỷ USD; 7,71 tỷ USD; 7,65 tỷ USD; 8,25 tỷ USD.

 
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Link nguồn
Tin cũ hơn
  • Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 5 năm 2024
    Sản xuất công nghiệp tháng Năm tiếp tục duy trì xu hướng tăng trưởng tích cực hơn so với tháng trước. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng Năm ước tính tăng 3,9% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước.Tính chung năm tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước
  • Sản phẩm Halal Việt Nam có thêm cơ hội tiếp cận khách hàng Trung Đông
    Từ ngày 6 – 8/6/2024, sự kiện “Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế 2024” (Viet Nam International Sourcing 2024) đã diễn ra tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Sài Gòn (SECC), do Bộ Công Thương phối hợp với UBND TP. Hồ Chí Minh đồng tổ chức. Chuỗi sự kiện là hoạt động nhằm tích cực triển khai Đề án “Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1415/QĐ-TTg ngày 14/11/2022.
  •  Mì ăn liền Việt Nam chính thức được đưa ra khỏi diện kiểm soát an toàn thực phẩm tại EU
    Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU cho biết, ngày 12/6, Ủy ban châu Âu (EC) đã đăng Công báo Quy định số 2024/1662 ký ngày 11/6/2024 về rà soát áp dụng các biện pháp tăng cường kiểm tra bổ sung, biện pháp khẩn cấp quản lý nhập khẩu hàng nông sản, thực phẩm từ các nước thứ 3 vào thi trường EU theo quy định 2019/1973.
  • Cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản, thực phẩm chế biến Việt Nam
    ​Ngày 07/06/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề “Xu hướng thị trường và cơ hội xuất khẩu nông sản, thực phẩm chế biến Việt Nam vào các hệ thống phân phối quốc tế”.
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 4.058.988