Mở rộng cơ hội hợp tác thương mại, đầu tư với doanh nghiệp Ấn Độ
“Hội nghị doanh nghiệp và đầu tư Ấn Độ - các tỉnh Tây Nguyên” được tổ chức trong tháng 4/2024 là hội nghị đầu tiên có quy mô lớn nhất từ trước đến nay được tổ chức tại tỉnh Đắk Lắk
Quang cảnh hội nghị - Nguồn: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH ĐẮK LẮK
Hội nghị quy tụ sự tham gia của 300 đại biểu đại diện các bộ, ngành Trung ương; Ủy ban nhân dân các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum; Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ; các cơ quan, doanh nghiệp đến từ Ấn Độ và các hiệp hội, doanh nghiệp trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên; trong đó có đại diện 140 doanh nghiệp trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên và 57 doanh nghiệp đến từ Ấn Độ. Hội nghị mang đến cơ hội tăng cường kết nối hợp tác, đẩy mạnh giao thương trên các lĩnh vực như đầu tư, thương mại, công nghệ thông tin … cho các địa phương, doanh nghiệp khu vực Tây Nguyên và Ấn Độ.
Mặc dù vùng Tây Nguyên có nhiều tiềm năng, thế mạnh, nhưng việc các doanh nghiệp Ấn Độ đến tìm hiểu, đầu tư còn rất hạn chế. Trong khuôn khổ hội nghị, các phiên thảo luận, xúc tiến hợp tác đầu tư đã được triển khai, trong đó đề cập đến tình hình đàm phán xuất khẩu sầu riêng vào thị trường Ấn Độ; tiềm năng thị trường Ấn Độ và những quy định về nhập khẩu sầu riêng vào Ấn Độ; tình hình đầu tư của Ấn Độ vào Việt Nam và một số khuyến nghị cho địa phương, doanh nghiệp; tình hình sản xuất và tiêu thụ sầu riêng của tỉnh Đắk Lắk …
Doanh nghiệp hai bên đã có những chia sẻ, giải đáp cụ thể về hoạt động tăng cường hợp tác đầu tư, xúc tiến thương mại. Phía Việt Nam mong muốn Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ sẽ thúc đẩy nhiều hơn nữa các hoạt động hỗ trợ, giới thiệu nhà đầu tư quan tâm, nghiên cứu, khảo sát và tiến hành các hoạt động đầu tư, giao thương với tỉnh Đắk Lắk và khu vực Tây Nguyên trên mọi lĩnh vực thương mại, đầu tư, du lịch, giáo dục, y tế, công nghệ thông tin; tỉnh Đắk Lắk kỳ vọng sẽ trở thành địa phương cung cấp các mặt hàng nông sản như sầu riêng, trái cây, điều, cà phê … chất lượng cao cho các kênh phân phối ở Ấn Độ.
Thông qua hội nghị, các doanh nghiệp Ấn Độ có cơ hội tìm hiểu về tiềm năng, thế mạnh, các chính sách thu hút đầu tư của tỉnh Đắk Lắk nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung. Từ đó, Chính phủ và doanh nghiệp Ấn Độ có thể xây dựng hiệu quả các chiến dịch truyền thông về doanh nghiệp Việt Nam đến với nhân dân, các doanh nghiệp của Ấn Độ, từng bước kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn vào khu vực Tây Nguyên của Việt Nam. Tại hội nghị, 66 biên bản ghi nhớ hợp tác giữa các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và các doanh nghiệp Ấn Độ trên các lĩnh vực logistics, năng lượng, bảo hiểm, xây dựng, bất động sản, giáo dục, y tế, dệt may, công nghệ thông tin, đầu tư, thương mại, cơ khí, sản xuất phân bón … đã được công bố.
Khánh Huyền (VITIC) tổng hợp
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần to lớn, quý giá của Đảng và dân tộc ta; là ngọn đuốc soi đường thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trong mọi điều kiện, hoàn cảnh và trước mọi luận điệu xuyên tạc, chống phá, cần nhất quán khẳng định giá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh.
-
Ngày 24/4, tại thủ đô Ulaanbaatar, Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Quốc gia Mông Cổ (MNCCI) tổ chức cuộc gặp gỡ doanh nghiệp hai nước Việt Nam - Mông Cổ. Tham dự sự kiện có đại diện 19 công ty Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, tư vấn luật, bảo hiểm, xây dựng, tự động hóa, nông nghiệp, sinh thái và du lịch và hơn 30 đại diện của 22 doanh nghiệp Mông Cổ.
-
Ngày 24/4, tại Hà Nội, Trung tâm Chứng nhận phù hợp (QUACERT), Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ công bố thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia – HALCERT.
-
Sáng 23/4, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị triển khai, phổ biến Nghị định 32 và Nghị định 43 của Chính phủ.