Mở ra cơ hội giao thương tại khu vực Quảng Đông-Hong Kong-Macau
Ngày 17/12/2024, Diễn đàn Đầu tư - Thương mại TPHCM và Khu vực Vịnh lớn Quảng Đông – Hồng Kông – Ma Cao được tổ chức tại TPHCM. Tại diễn đàn này, doanh nghiệp các bên đã kết nối, trao đổi và mở rộng hợp tác trong nhiều lĩnh vực.
Các đại biểu chia sẻ tại Diễn đàn - Nguồn: haiquanonline.com
Diễn đàn là một trong những hoạt động nằm trong khuôn khổ chuyến công tác tới Việt Nam từ ngày 16 đến ngày 20/12/2024 của đoàn đại biểu các doanh nghiệp GBA, bao gồm hơn 60 doanh nhân và đại diện cấp cao trong nhiều lĩnh vực như dịch vụ tài chính, sản xuất, bất động sản, công nghệ.
Với mục đích thúc đẩy các hoạt động giao lưu và hợp tác đa lĩnh vực giữa Trung Quốc, đặc biệt là khu vực Vịnh lớn Quảng Đông-Hong Kong-Macau (GBA), với Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, đây được coi là cơ hội quý báu để doanh nghiệp hai bên trao đổi và đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng như đầu tư, tài chính, kinh tế xanh, khoa học công nghệ, xuất nhập khẩu, thương mại điện tử, sản xuất, logistics, nông sản và thực phẩm.
Diễn đàn cũng tổ chức hơn 15 phiên Kết nối doanh nghiệp với hoạt động trao đổi trực tiếp 1-1 giữa các doanh nghiệp khu vực Vịnh lớn và doanh nghiệp Việt Nam tập trung trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp, dịch vụ tài chính, sản xuất thương mại. Cũng trong khuôn khổ Diễn đàn, Ủy ban Xúc tiến Thương mại Quốc tế Trung Quốc tại Quảng Châu đã ký kết Biên bản Ghi nhớ Hợp tác với Liên minh Doanh nhân Vùng vịnh chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm tăng cường trao đổi và tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư giữa Vùng vịnh và Việt Nam. Thông qua các cuộc gặp gỡ này, các doanh nghiệp có cơ hội giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình, tìm hiểu nhu cầu và tiềm năng hợp tác, đồng thời thiết lập những mối quan hệ mới nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh và phát triển bền vững.
Đại diện cho chính quyền Hong Kong, bà Trần Khiết Linh, Ủy viên Phát triển Khu vực Vịnh Lớn Quảng Đông-Hong Kong-Macau, Cục Hiến pháp và các vấn đề Đại lục, đã chia sẻ về thế mạnh của Hồng Kông trong vai trò là một trong những thành phố quan trọng của Vùng Vịnh lớn cùng với những chính sách quan trọng mà Hong Kong đang thực hiện trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, du lịch, tài chính và thu hút nhân tài giữa Hồng Kông với Khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam.
Khánh Huyền (VITIC) tổng hợp
-
Theo thông tin từ Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương), sáng ngày 11/12/2024, tại trụ sở Bộ Công Thương, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đã tiếp ông Wladyslaw Teofil Bartoszewski, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Ba Lan.
-
Luật số 11203 được Philippines ban hành năm 2019 nhằm đảm bảo an ninh lương thực đồng thời tăng cường sức sống, sự hiệu quả và tính cạnh tranh cho ngành sản xuất nông nghiệp Philippines, đặc biệt là ngành lúa gạo. Luật này quy định xây dựng Chương trình hỗ trợ tăng cường sức cạnh tranh cho ngành lúa gạo Philippine với thời hạn 6 năm, đến hết năm 2024
-
Theo số liệu của trademap (ITC), tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Canada từ các nguồn cung trong 10 tháng năm 2024 giảm 1,11% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 463,4 tỷ USD. Ước nhập khẩu năm nay sẽ ở mức 556,04 tỷ USD, giảm 0,57% so với năm ngoái.
-
Nền kinh tế của Chile phụ thuộc rất nhiều vào đồng xuất khẩu (chiếm 45% tổng doanh thu). Các sản phẩm sản xuất khẩu phi khoáng sản quan trọng nhất là sản phẩm (36%), hóa chất (9%) và nông nghiệp/chăn nuôi, lâm nghiệp và đánh bắt cá (7%). Các đối tác xuất khẩu chính là: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, và Brazil.