Maharashtra đưa ra Chính sách Xuất khẩu Nông nghiệp của bang
Chính phủ bang Maharashtra (Ấn Độ) đã đưa ra Chính sách Xuất khẩu Nông nghiệp (AEP) của bang tập trung vào việc thúc đẩy xuất khẩu 21 mặt hàng nông sản.
Chính phủ Ấn Độ đã công bố Chính sách Xuất khẩu Nông nghiệp vào tháng 12 năm 2018, chỉ đạo chính quyền các bang soạn thảo chính sách của riêng từng bang. Theo đó, chính quyền bang Maharashtra đã thành lập một ủy ban vào tháng 5 năm 2019 để soạn thảo chính sách nông nghiệp bang.
Để giải quyết các vấn đề của các bên liên quan trong chuỗi xuất khẩu nông sản, Anoop Kumar, Tổng thư ký (Hợp tác và Tiếp thị) bang Maharashtra, cho biết "Chúng ta phải tập trung vào xuất khẩu vì nó có thể giúp tăng thu nhập ròng của nông dân khoảng 40% đến 45%. Thị trường trong nước có khả năng mang lại lợi nhuận thấp hơn cho người nông dân."
Ông Kumar cho biết các khách hàng nước ngoài mua nông sản từ bang thường phàn nàn về những thay đổi đột ngột trong chính sách xuất khẩu, làm giảm mức độ tin cậy của các nhà xuất khẩu Ấn Độ. "Chính quyền trung ương không nên xáo trộn chuỗi xuất khẩu vì phải mất nhiều năm mới có thể tạo dựng mối quan hệ với khách hàng. Chúng ta đã mất niềm tin vào thị trường quốc tế, điều này cũng ảnh hưởng đến người nông dân".
Suraj Mandhare, người thu mua hành ở huyện Nashik, một cụm xuất khẩu hành lớn, đã chỉ ra sự mâu thuẫn trong chính sách xuất khẩu hành của Ấn Độ trong thập kỷ qua. Mandhare cho biết: "Trong thời gian từ tháng 12 năm 2010 đến tháng 12 năm 2020, Ấn Độ đã áp đặt giá xuất khẩu tối thiểu (ME), mức giá sàn bắt buộc ràng buộc về mặt pháp lý đối với các nhà xuất khẩu thay đổi 34 lần. Trong cùng thời gian, chính quyền đã áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu 4 lần", Mandhare nói.
21 nhóm hàng hóa cụ thể được chính phủ Maharashtra xác định để xúc tiến xuất khẩu bao gồm gạo non – Basmati, chuối, lựu, Alphonso Mango, Kesar Mango, cam, nho, chanh ngọt, hành, điều, trồng hoa, nho khô, rau, đậu và ngũ cốc, hạt có dầu, đường thốt nốt, gia vị (ớt đỏ và nghệ), các sản phẩm từ sữa, thủy sản và các sản phẩm động vật.
Một số hoạt động được dự kiến trong khuôn khổ AEP bao gồm xây dựng cơ sở hạ tầng, xuất khẩu các sản phẩm hữu cơ , xuất khẩu các sản phẩm đã đăng ký Chỉ dẫn Địa lý, xây dựng quy trình đường biển và các lô hàng thử nghiệm, thuê tư vấn quốc tế để quản lý sau thu hoạch, tuyên bố vùng không nhiễm dịch hại cho một số sản phẩm và triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc hiệu quả.
Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ
-
Ngày 28 tháng 3, EU đã đăng công báo khuyến nghị số 2022/495, khuyến nghị các nước thành viên tăng cường quản lý sự có mặt của furan và alkyfurans trong thực phẩm
-
Bộ Nông nghiệp Indonesia vừa có thông báo yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thực phẩm tươi sống (Fresh Food of Plant Origin-FFPO) bổ sung thêm một số thông tin khi tiến hành thực hiện khai báo Thông báo trước (Prior Notice) đối với các lô hàng xuất khẩu vào nước này với hiệu lực thực hiện từ 10/05/2022.
-
Thổ Nhĩ Kỳ cập nhật các biện pháp kiểm dịch thực vật khẩn cấp đối với việc nhập khẩu hạt cà chua và hạt tiêu
-
4 loài thủy sản xuất khẩu sang Nhật sẽ phải có chứng nhận khai thác