Lực mua áp đảo trên thị trường, giá cà phê cao kỷ lục 28 năm
- Xem thêm xuất nhập khẩu Nông sản tại đây;
- Xem thêm xuất nhập khẩu mặt hàng Rau quả tại đây;
- Xem thêm xuất nhập khẩu mặt hàng Gạo tại đây;
- Xem thêm xuất nhập khẩu mặt hàng Phân bón tại đây;
- Xem thêm Thông tin hoạt động logistics trong xuất khẩu tại đây;
Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy thị trường hàng hoá diễn biến tương đối trái chiều trong ngày giao dịch 19/12. Tuy nhiên, lực mua có phần áp đảo đã kéo chỉ số MXV-Index tăng 0,65% lên 2.158 điểm. Giá trị giao dịch ở mức 5.579 tỷ đồng. Đáng chú ý, có 4 trên 5 mặt hàng nhóm năng lượng trong sắc xanh; giá cà phê Robusta cũng lên mức kỷ lục trong 28 năm qua.
Giá Robusta lên cao nhất 28 năm do giới đầu cơ mua mạnh
Khép lại phiên giao dịch 19/12, giá Robusta tăng 4,86%, lên mức cao nhất trong 28 năm, giá Arabica cũng chạm mức đỉnh trong 8 tháng với lực tăng 5,91% trong phiên hôm qua. Đồng USD yếu đi thúc đẩy lực mua của giới đầu cơ bên cạnh các thông tin lo ngại về thiếu hụt nguồn cung trong ngắn hạn.
Hoạt động xuất khẩu của Brazil dường như đang chững lại trong tháng 12. Hiệp hội Những nhà Xuất khẩu Cà phê Brazil (CECAFE) cho biết trong 18 ngày đầu tháng 12, quốc gia này xuất đi 1,68 triệu bao Arabica dạng hạt, giảm 20,4% so với mức 2,11 triệu bao trong cùng kỳ tháng trước. Dữ liệu này củng cố cho dự đoán của chuyên gia về việc Brazil có thể chỉ đẩy mạnh xuất khẩu cà phê đến hết tháng 11 hoặc tháng 12 năm nay.
Hơn nữa, chỉ số Dollar Index giảm cũng kéo theo tỷ giá USD/BRL mất 0,6% trong phiên hôm qua. Chênh lệch tỷ giá đi xuống góp phần hạn chế bán cà phê của nông dân Brazil do thu về ít ngoại tệ hơn.
Trong báo cáo kết phiên 18/12, tồn kho Robusta trên Sở ICE-EU ở mức 34.180 tấn, dần quay về mức nhất lịch sử vào cuối tháng 8/2023, với 33.630 tấn. Cùng với tin đồn Việt Nam hạn chế bán cà phê với kỳ vọng mức giá cao hơn đã gây ra lo ngại thiếu hụt nguồn cung ngắn hạn trên thị trường.
Trên thị trường nội địa, ghi nhận trong sáng nay (20/12), giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ dao động trong khoảng 67.700 - 68.400 đồng/kg, tăng mạnh so với hôm qua.
Ở diễn biến khác trong nhóm mặt hàng nguyên liệu công nghiệp, giá đường 11 phục hồi nhẹ 0,57% sau khi chạm mức thấp nhất 8 tháng. Triển vọng nguồn cung đường tích cực tại Brazil tiếp tục hạn chế lực tăng của giá, dù Ấn Độ đã giảm bớt sự ưu tiên cho sản xuất đường trong niên vụ 2023/24.
Theo thông báo mới nhất, chính phủ Ấn Độ quyết định cho phép sản xuất ethanol từ mía ép và mật đường nặng loại B với mức tương đương 1,7 triệu tấn đường. Điều này có thể giảm bớt khả năng gia tăng sản lượng đường tại Ấn Độ so với thông báo trước, khi ưu tiên toàn bộ mía ép cho sản xuất đường.
Giá bông tăng 0,46% sau 3 phiên giảm liên tiếp. Đồng USD yếu đi hỗ trợ lực mua trên thị trường. Cụ thể, chỉ số Dollar Index giảm 0,38%, đồng nghĩa với việc đồng USD yếu đi và giá bông Mỹ trở nên rẻ hơn đối với khách hàng nắm giữ các loại tiền tệ khác. Chi phí giảm giúp lực mua tăng, từ đó kéo giá đi lên.
Giá dầu tăng liên tiếp do biến động tại biển Đỏ
Hôm qua, khu vực biển Đỏ tiếp tục ghi nhận biến động khi phiên quân Houthi của Yemen làm gián đoạn thương mại hàng hải và buộc nhiều công ty phải định tuyến lại tàu chở hàng. Điều này đã thúc đẩy giá dầu tăng phiên thứ hai liên tiếp. Ngoài ra, nguồn cung dầu tại Mỹ được dự đoán suy giảm trong các tháng tới, cũng thúc đẩy lực mua trên thị trường.
Chốt phiên giao dịch ngày 19/12, giá dầu WTI tăng 1,54% lên sát mức 74 USD/thùng. Dầu Brent tăng 1,64% lên 79.23 USD/thùng.
Nguyên nhân chính hỗ trợ giá dầu trong phiên vẫn là do yếu tố tâm lý của thị trường trước biến động quanh khu vực biển Đỏ. Mỹ đã tuyên bố thành lập một lực lượng đặc nhiệm để bảo vệ thương mại biển Đỏ khỏi các cuộc tấn công của phiến quân Houthi do Iran hậu thuẫn. Tuy nhiên, lực lượng này tuyên bố sẽ thách thức sứ mệnh hải quân do Mỹ dẫn đầu và tiếp tục tấn công các mục tiêu của Israel trong khu vực.
Nhiều công ty vận tải đã tạm dừng, hoặc hạn chế vận chuyển dầu qua khu vực này. Trong khi có khoảng 8 - 10% lưu lượng dầu thô toàn cầu chảy qua biển Đỏ, phần lớn được vận chuyển đến Nga, Ấn Độ và Trung Quốc.
Ngoài ra, nguồn cung dầu của Mỹ dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại vào tháng tới sau khi đạt kỷ lục, cũng đã hỗ trợ giá dầu. Cụ thể, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết sản lượng dầu của Mỹ sẽ giảm xuống 9,692 triệu thùng/ngày trong tháng 1/2024, từ mức ước tính 9,693 triệu thùng/ngày trong tháng 12/2023. Sản xuất dầu tại Mỹ chững lại, trong bối cảnh nhóm Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) cắt giảm sản lượng, sẽ khiến rủi ro thâm hụt nhẹ gia tăng và thúc đẩy lực mua trên thị trường.
Cùng hỗ trợ cho giá, Bộ Năng lượng Mỹ (DOE) cho biết Mỹ đã mua 2,1 triệu thùng dầu để bổ sung vào Kho Dự trữ Chiến lược (SPR). Như vậy, Mỹ hiện đã mua khoảng 11 triệu thùng để bổ sung vào SPR sau đợt bán kỷ lục vào năm ngoái.
Rạng sáng nay, báo cáo của Viện dầu khí Mỹ (API) cho thấy tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ tăng 939,000 thùng so với mức dự đoán giảm 2,3 triệu thùng của giới phân tích. Tồn kho xăng và nhiên liệu chưng cất cũng đồng loạt tăng. Điều này có thể hạn chế đà tăng của giá dầu trong phiên mở cửa sáng nay.
Nguồn: Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)
-
Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới vừa trải qua một tuần có những biến động rất đáng chú ý. Trong số 31 mặt hàng đang được giao dịch liên thông thế giới tại MXV
-
Ngày 15 tháng 11 năm 2023, Cơ quan biên phòng Ca-na-đa (CBSA) thông báo khởi xướng vụ việc rà soát thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với thép cuộn cán nguội (cold-rolled steel) có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam.
-
Từ tháng 12, Thái Lan sẽ tăng cường xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc thông qua hệ thống đường sắt.
-
Theo thống kê sơ bộ, hiện có gần 400 dự án đầu tư của kiều bào về nước với số vốn đăng ký khoảng 1,72 tỷ USD và theo Ngân hàng Thế giới, kiều hối gửi về nước năm 2022 là 18,1 tỷ USD, chiếm khoảng 5% GDP.