Luật mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất đối với thiết bị điện tử và pin tại Hoa Kỳ - thức thức và cơ hội với các doanh nghiệp xuất khẩu
Theo tính toán từ số liệu thống kê của ITC, giai đoạn 2019 – 2023, xuất khẩu thiết bị điện tử và pin của Việt Nam sang Hoa Kỳ có xu hướng tăng trưởng khả quan.
Theo đó, xuất khẩu mặt hàng thiết bị điện tử của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong giai đoạn năm 2019 – 2023 có tốc độ tăng trưởng bình quân là 11,3%/năm, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thiết bị điện tử sang Hoa Kỳ đạt mức cao nhất vào năm 2022 là 26,5 triệu USD, đến năm 2023 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thiết bị điện tử giảm mạnh xuống còn 19,1 triệu USD. Tính đến 9 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu mặt hàng thiết bị điện tử có xu hướng giảm, đạt 10,1 triệu USD, giảm 29,6% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong khi đó, mặt hàng pin xuất khẩu trong giai đoạn năm 2019 – 2023, với tốc độ tăng trưởng bình quân là 125,3%/năm, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng pin chỉ đạt 1,3 triệu USD trong năm 2019, tăng lên 26,7 triệu USD trong năm 2023. Tính đến 9 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng pin tới Hoa Kỳ đạt 28,27 nghìn USD, tăng 39,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Nhiều chuyên gia cho rằng, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ giảm mạnh so với cùng năm ngoái trong khi đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đối với những mặt hàng này lại tăng mạnh và đồng thời chúng ta lại nhập khẩu những mặt hàng đó từ Trung Quốc. Do đó, nguy cơ về gian lận xuất xứ và lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại mà hải quan Mỹ áp dụng với một số quốc gia, trong đó có Trung Quốc, là điều các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu tâm. Đặc biệt, với các doanh nghiệp Việt Nam, Mỹ là thị trường tiêu thụ hàng hóa rất lớn nên rất tiềm năng. Tuy nhiên, đây cũng là thị trường khó tính, đòi hỏi nhiều quy định khắt khe, phức tạp nhất là khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung ngày càng leo thang. Vì vậy, để xuất khẩu thành công một lô hàng vào Mỹ không phải là dễ.
Để xuất khẩu được vào Mỹ, doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao nhận thức, năng lực thực thi các quy định của pháp luật về phòng vệ thương mại, quy tắc xuất xứ... Tuân thủ pháp luật, thực hiện đúng các cam kết quốc tế về quy tắc xuất xứ hàng hóa. Không tiếp tay cho hàng hóa từ các nước đang bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại sang Việt Nam để tiêu thụ nội địa hoặc xuất khẩu đi nước thứ ba.
Đồng thời phải thực hiện quản trị tốt công việc lưu trữ chứng từ về nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu, sản phẩm để phục vụ hoạt động xác minh, điều tra của nước nhập khẩu.
- Xem chi tiết tại đây;
Nguyễn Duy Tuấn (VITIC) thực hiện
-
Quy định sửa đổi có hiệu lực vào ngày được công bố trên Công báo Canada là ngày 20 tháng 11 năm 2024. Thời gian chuyển tiếp là hai năm sau ngày Quy định có hiệu lực để ngành công nghiệp tiêu thụ hết hàng tồn kho hiện có đã tuân thủ các yêu cầu áp dụng của Quy định trước đây hoặc Quy định về Đồ chơi trước đây trước khi Quy định có hiệu lực.
-
Dự thảo này đưa ra các yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử nghiệm và hướng dẫn ghi nhãn cho quần áo bảo hộ dạng hạt. Nó cũng chỉ rõ thông tin mà nhà sản xuất cần cung cấp. Dự thảo này áp dụng cho các loại quần áo bảo hộ giúp giảm thiểu tác hại từ các hạt có hại đối với người mặc, bao gồm cả những hạt vốn có hại và những hạt có khả năng hấp thụ các chất độc hại khác.
-
Argentina gần đây đã ban hành hai quy định nới lỏng ngay lập tức các yêu cầu nhập khẩu đối với hàng dệt may, quần áo và giày dép. Cụ thể, các quy định mới quy định rằng các sản phẩm này phải tuân thủ các yêu cầu ghi nhãn bắt buộc có liên quan khi chúng được thương mại hóa trên thị trường trong nước chứ không phải tại thời điểm nhập khẩu chính thức
-
Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, là ngành sản xuất chủ lực trong việc phát triển kinh tế nông thôn, gia tăng giá trị gia tăng cho nông sản và đóng góp vào xuất khẩu của quốc gia. Trong đó, sản xuất, chế biến thực phẩm chiếm khoảng 19,1% trong ngành công nghiệp chế biến