Lập kỷ lục mới, xuất siêu đạt hơn 18 tỷ USD
Tiếp nối kỷ lục xuất siêu thời gian qua, tính chung 10 tháng đầu năm, cán cân thương mại cả nước đã xuất siêu 18,72 tỷ USD. Đây là con số xuất siêu kỷ lục.
Thông tin được Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/10 cho thấy, mặc dù dịch Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp trên thế giới nhưng xuất siêu vẫn được duy trì; hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn tiếp tục giữ mức tăng dương.
Xuất siêu 18,72 tỷ USD sau 9 tháng
Tính riêng trong tháng 10/2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 26,7 tỷ USD, giảm 1,7% so với tháng trước và tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 229,27 tỷ USD, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong 10 tháng có 31 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD , chiếm 91,8% tổng kim ngạch xuất khẩu (trong đó có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD). Điện thoại và linh kiện là hai mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, đạt 42 tỷ USD, chiếm 18,3% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Về nhập khẩu, tính chung 10 tháng năm 2020, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 210,55 tỷ USD, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm trước. Có 34 mặt hàng đạt kim ngạch nhập khẩu trên 1 tỷ USD sau 10 tháng.
Tính chung 10 tháng năm 2020, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu kỷ lục 18,72 tỷ USD. Riêng trong tháng 10, ước tính xuất siêu 2,2 tỷ USD.
Như vậy, con số xuất siêu này đã vượt qua cả con số xuất siêu 9,9 tỷ USD của cả năm 2019. Trong khi đó, con số xuất siêu 9,9 tỷ USD của năm 2019 đã là mức cao nhất trong 4 năm liên tiếp xuất siêu của Việt Nam. Xuất siêu có điều đáng mừng là giúp tăng dự trữ ngoại hối, là động lực giúp doanh nghiệp gia tăng sản xuất.
Bộ Công Thương dự báo, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam thời gian cuối năm sẽ tăng trưởng khả quan hơn so với trước đó sau khi nhiều nước bắt đầu nới lỏng các biện pháp kiểm soát dịch bệnh và bắt đầu đẩy nhanh quá trình phục hồi, mở cửa.
Bên cạnh đó, xuất khẩu các tháng cuối năm có thể hy vọng từ việc thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) từ ngày 1/8. Nếu dịch bệnh được kiểm soát tại châu Âu, Hiệp định EVFTA đã được đưa vào thực thi, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có lợi thế rất lớn từ việc giảm/xóa bỏ hàng rào thuế quan vào thị trường EU để khai thác thị trường này.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, để tiếp tục tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất và có các biện pháp quyết liệt hơn nữa trong khai thác, tiếp cận các thị trường trọng điểm, duy trì và mở rộng, không để giảm thị phần, mất thị trường XK, nhất là đối với các mặt hàng XK chủ lực; tập trung rà soát thủ tục hành chính về xuất nhập khẩu nhằm thúc đẩy XK, tạo thuận lợi và hỗ trợ hiệu quả cho các DN.
Nguồn: Báo Công thương điện tử
Link nguồn
-
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tính đến hết tháng 9/2020, kim ngạch xuất khẩu cá tra mới đạt trên 1 tỷ USD với sản lượng 537 nghìn tấn, giảm lần lượt là 30,4% và 13,7% so với cùng kỳ
-
Chỉ số niềm tin kinh doanh của Australia do Ngân hàng Quốc gia Australia tính toán và công bố vào tháng 9 năm 2020 đã tăng lên mức - 4 từ mức - 8 trong tháng 8/2020, cao nhất kể từ tháng 6/2020
-
Trong 9 tháng năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản Việt Nam - Trung Quốc đạt hơn 9,8 tỷ USD.
-
Ước tính, tháng 9/2020, xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ đạt 14 triệu USD, giảm 4,5% so với tháng 8/2020; nhưng tăng 31,8% so với cùng kỳ năm 2019. Như vậy, dây là tháng thứ tư liên liếp, xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ tăng so với cùng kỳ năm trước. Tính chung trong 9 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ đạt 123,20 triệu USD, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2019.