VITIC
THỊ TRƯỜNG - NGÀNH HÀNG

Lành mạnh thị trường hàng hóa: Tập trung kiểm tra, xử lý vi phạm tại các địa bàn trọng điểm

23/01/2020 10:56



Lành mạnh thị trường hàng hóa: Tập trung kiểm tra, xử lý vi phạm tại các địa bàn trọng điểm
Lực lượng quản lý thị trường với vai trò, chức năng nhiệm vụ là lực lượng chính trong việc chống hàng giả, hàng nhái tiếp tục tập trung tấn công cào những trung tâm đầu nậu, những điểm nóng trọng điểm.
 
Đổi mới phương thức quản lý thị trường
Thời gian qua, tình hình gian lận thương mại có xu thế tăng lên theo chiều hướng rất tinh vi và phức tạp. Các đối tượng tìm cách hợp thức hóa các sai phạm từ xoay vòng hóa đơn, cắt mác… Vấn nạn hàng giả, hàng kém chất lượng cũng diễn biến phức tạp và nổi cộm nhất vẫn là các nhóm mặt hàng thực phẩm; vật tư nông nghiệp; dược phẩm; hoá mỹ phẩm; đồ gia dụng. Tình trạng hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bày bán công khai vẫn diễn ra tại một số địa bàn trọng điểm trên cả nước, gây bức xúc cho người dân và doanh nghiệp làm ăn chân chính, tác đông tiêu cực tới môi trường đầu tư, kinh doanh và du lịch của Việt Nam.

Xác định rõ nhiệm vụ được giao, ngay từ đầu năm, Tổng cục Quản lý thị trường đã lên kế hoạch triển khai nhiều chuyên đề kiểm tra, kiểm soát liên quan đến các mặt hàng trọng điểm như xăng dầu, đồng hồ, quần áo, sách lậu… tại một số tỉnh, thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hoà, Sóc Trăng, Đà Nẵng, Hà Nội, Quảng Ninh… Đồng thời, trên các tuyến quốc lộ và tuyến biên giới, Tổng cục Quản lý thị trường sẽ chỉ đạo các Cục quản lý thị trường phối hợp với các lực lượng chức năng chốt chặt, kiên quyết chặn đứng hành vi gian lận thương mại liên quan đến thương mại, hàng giả, hàng nhái... 
 
Để hành động hiệu quả, lực lượng quản lý thị trường phải có kế hoạch cụ thể phối hợp với các đơn vị chức năng của Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, phối hợp với các đơn vị chức năng khác như Bộ Công An, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế… Đồng thời Tổng cục Quản lý thị trường chỉ đạo các lực lượng cơ sở, thành lập các đội cơ động, chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Tổng cục để thực hiện nhiệm vụ. Các lực lượng chức năng đã đổi mới cách thức, phương thức quản lý thị trường, tập trung tấn công trực tiếp vào những tổ chức đã thành hệ thống, chọn những khâu cơ bản để triệt tiêu một cách hiệu quả. Điển hình một số vụ việc đã được thực hiện tại các địa bàn trọng điểm như: tỉnh Quảng Ninh thu giữ hàng hóa có dấu hiệu vi phạm quyền sở hữu trí tuệ tại hai trung tâm mua sắm; tỉnh Hưng Yên bắt giữ tại xưởng sản xuất các mặt hàng giả thương hiệu The North Face; thành phố Hà Nội truy quét các sản phẩm giả nhãn mác các thương hiệu nổi tiếng tại chợ Ninh Hiệp; Thành phố Hồ Chí Minh đột kích các tụ điểm kinh doanh hàng giả tại Chợ Bến Thành và Trung tâm thương mại Saigon Square…

Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định trong kiểm tra, kiểm soát thị trường, tuy nhiên thực tế hoạt động chống hàng giả đòi hỏi cao về chuyên môn, nghiệp vụ.
 
Kế hoạch đấu tranh trọng điểm năm 2020
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương, ngày 29/11/2019, Tổng cục Quản lý thị trường đã ban hành Quyết định số 3972/QĐ-TCQLTT về việc phê duyệt Kế hoạch đấu tranh phòng ngừa, kiểm tra, xử lý vi phạm tại các địa bàn, tụ điểm nổi cộm vẻ hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đến hết năm 2020.

Kế hoạch đưa ra nhằm thực hiện các mục tiêu: Thứ nhất, vận động, tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật kết hợp với việc ký cam kết đối với các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh; các cơ quan, tổ chức quản lý chợ - trung tâm thương mại, tuyến phố, phường, xã, thôn, xóm, làng nghề, hợp tác xã, hội, hiệp hội ngành nghề... nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và ý thức tự giác chấp hành pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; Thứ hai, tập trung kiểm tra, xử lý ngăn chặn triệt để tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đấu tranh phòng ngừa hiệu quả tình trạng tái phạm tại các khu vực, tụ điểm, địa bàn nổi cộm; Thứ ba, gắn trách nhiệm quản lý địa bàn của công chức, đơn vị QLTT địa phương và nhất là vài trò và trách nhiệm cá nhân của thủ trưởng đơn vị QLTT quản lý địa bàn, các lực lượng chức năng liên quan, chính quyền địa phương và các tổ chức, cá nhân liên quan tại các địa bàn nổi cộm.
 
Trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ ngày càng tinh vi và diễn biến phức tạp, ngày 17/12/2019, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh đồng chủ trì cuộc họp thống nhất cách thức làm việc, chia sẻ thông tin cũng như công tác phối hợp để tìm ra giải pháp hiệu quả nhất trong cuộc chiến chống gian lận thương mại này. Tại cuộc họp, 02 bộ thống nhất sẽ tiếp tục cùng nhau xây dựng quy chế phối hợp để quản lý hiệu quả các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ được hình thành trong quá trình sản xuất. Thiết lập cơ chế trao đổi thông tin giữa 02 bên về việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực công thương. Hai Bộ trưởng cùng quan điểm việc chống hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ là công việc lâu dài, không chỉ cả hệ thống chính trị vào cuộc mà còn phụ thuộc vào ý thức của từng chủ thể trong xã hội.

Kế hoạch sẽ được triển khai bắt đầu từ tháng 12/2019 đến hết tháng 12/2020. Lực lượng quản lý thị trường sẽ tập trung công tác đấu tranh phòng ngừa, kiểm tra, xử lý vi phạm tại các địa bàn, tụ điểm nổi cộm về hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Các mặt hàng sẽ nằm trong diện đấu tranh, kiểm tra, xử lý là thực phẩm, thực phẩm chức năng, thời trang, trang sức, đồng hồ, mỹ phẩm, quần áo, giày dép, túi ví và các loại mặt hàng khác có xuất hiện tình trạng hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại các địa bàn nổi cộm. Tổng cục QLTT cũng đặt ra mục tiêu cụ thể.

Đến hết tháng 03/2020, 100% số cơ sở kinh doanh tại các địa bàn nổi cộm được tuyên truyền, vận động, phổ biến pháp luật, ký cam kết không kinh doanh hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và không tái phạm;  100% số cơ quan, chính quyền, ban quản lý chợ, trung tâm thương mại, tuyến phố, phường, xã, thôn, xóm... tại các địa bàn nổi cộm được tuyên truyền, phổ biến pháp luật, ký cam kết, quy chế phối hợp không để hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bày bán công khai, vi phạm tái diễn.

Đến hết tháng 6/2020, 50% số cơ sở kinh doanh tại các địa bàn nổi cộm không còn kinh doanh hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;  70% số cơ sở kinh doanh đã bị xử phạt vi phạm hành chính không tái phạm.

Đến hết tháng 12/2020, 90% - 100%số cơ sở kinh doanh tại các địa bàn nổi cộm không còn kinh doanh hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; 90% - 100% số cơ sở kinh doanh tại các địa bàn nổi cộm đã bị xử phạt vi phạm hành chính không tái phạm.
 
Các địa bàn nổi cộm của 20 tỉnh, thành phố trọng điểm cần tập trung đấu tranh Stt

 

Tỉnh, thành phố

Địa bàn nổi cộm

1

Hà Nội

Chợ Đồng Xuân, các tuyến phố Hàng Bài, Huế, Bà Triệu, Tràng Thi, Hàng Khay, Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Buồm, Hàng Đường, Đồng Xuân, Hàng Giấy, Hàng Khoai, Hàng Gai, Hàng Bông, Đinh Liệt (Quận Hoàn Kiếm); các chợ, trung tâm thương mại tại Ninh Hiệp(Gia Lâm); xã Sơn Hà (Phú Xuyên);  xã Tam Hiệp (Phúc Thọ); xã La Phù (Hoài Đức).

2

TP. Hồ Chí Minh

Chợ, trung tâm thương mại: Saigon Square, Bến Thành, An Đông, Kim Biên, Bình Tây, Tân Bình và các tuyến đường xung quanh, Lucky Plaza.
Các tuyến đường: Lê Văn Sỹ - Huỳnh Văn Bánh, Cách Mạng Tháng 8, Nguyễn Trãi, Ba Tháng Hai, Bà Hom - tỉnh lộ 10

3

Đà Nẵng

Chợ Cồn, chợ Hàn, chợ Đống Đa, các tuyến phố Lê Duẩn - shop thời trang và chợ đêm; Chợ Hòa Khánh, Hùng Vương, Ông Ích Khiêm

4

Khánh Hoà

Thành phố Nha Trang: Các chợ Đầm, VCN Phước Hải, Xóm Mới, Vĩnh Hải, Trung tâm thương mại Hòn Chồng, chợ đêm Nha Trang; Các tuyến đường Nguyễn Trãi, Ngô Gia Tự, Phan Bội Châu, Thống Nhất

5

Quảng Ninh

Các chợ Hạ Long 1, Hạ Long 2, Bãi Cháy, Hòn Gai (Hạ Long); chợ Đầm Hà (Đầm Hà); tuyến đường Trần Phú (Cẩm Phả); Tuyến đường Đào Phú Lộc -Triều Dương; chợ trung tâm thành phố; đại lộ Hòa Bình (Móng Cái); phố Quang Trung (Uông Bí).

6

Hải Phòng

Đường ngoài Chợ Đổ, Số 4 Hoàng Ngân, Phan Bội Châu

7

Vĩnh Phúc

Thổ Tang, Vĩnh Tường

8

Lạng Sơn

Các chợ Tân Thanh, Đông Kinh, Kỳ Lừa, Hồng Kông-Tân Thanh

9

Bắc Ninh

Chợ Đọ, chợ Nhớn; khu vực giáp ranh với chợ Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội

10

Bắc Giang

Thành phố Bắc Giang: chợ Thương

11

Thái Nguyên

Các chợ trung tâm trong thành phố Thái Nguyên, địa bàn phường Đồng Quang, phường Thịnh Đán, Thành phố Thái Nguyên

12

Quảng Trị

Các chợ: Đông Hà, chợ Quảng Trị

13

Thừa Thiên Huế

Các chợ: Đông Ba, Bến Ngự, Tây Lộc; Tuyến phố: Hùng Vương

14

Quảng Nam

Hội An: các tuyến phố Trần Phú, Bạch Đằng, Nguyễn Thị Minh Khai, Hai Bà Trưng, Phan Bội Châu, Nguyễn Thái Học

15

Tây Ninh

Chợ Long Hoa,chợ Tây Ninh 

16

Bình Thuận

Chợ Phan Thiết

17

Đồng Nai

Các chợ Biên Hùng, Biên Hòa, chợ Mới Long Thành, Trung tâm thương mại Viva Square

18

Bình Dương

Chợ Thủ Dầu Một, Chợ Lái Thiêu

19

Cần Thơ

Các chợ: Cần Thơ, Đêm Tây Đô, chợ Đêm Ninh Kiều, Trung tâm thương mại Cái Khế

20

Kiên Giang

Chợ 30/4, Trung tâm thương mại Thành phố Rạch Giá; Chợ đêm Phú Cường, khu đô thị Phú Cường thành phố Rạch Giá.

 

 Bên cạnh đó, Tạp chí Doanh nghiệp và Thương mại số tháng 01/2020 còn có những thông tin đáng chú ý như:
 
- Kinh tế Việt Nam 2019 và dự báo năm 2020: Tăng trưởng từ nội lực
- 10 sự kiện tiêu biểu ngành Công Thương năm 2019
- Ngành Công Thương: Dấu ấn năm 2019 và những vấn đề trọng tâm năm 2020
- Kết nối sử dụng hàng Việt - Nhìn từ góc độ Công đoàn ngành Công Thương
- 3 khâu đột phá chiến lược để phát triển doanh nghiệp trong năm 2020
- Một số giải pháp thúc đẩy thương mại điện tử ở Việt Nam
- Kinh tế thế giới năm 2020: Dự báo triển vọng và tác động đến Việt Nam
- Nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế của Việt Nam trong khu vực ASEAN
- Xu hướng và sự thay đổi chính sách thu hút FDI trên thế giới
- Xu hướng kinh doanh mới gắn với sử dụng hiệu quả tài nguyên
- Quà Tết “healthy” gây sốt trong giới trẻ Việt
- Huy động nguồn lực thúc đẩy Thủ đô phát triển toàn diện
 
Mọi thông tin Quý độc giả vui lòng liên hệ:
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương mại
- Địa chỉ: Phòng 509 Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 đường Phạm Văn
Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
- Điện thoại:  024 3715 2179/ 37152202; Fax: 024 3715 2202
 
Người liên hệ:    
- Mr. Tuấn;                 0913535939   (tuanvq.vtic@gmail.com)
- Mrs Việt Hằng;        0989153746  ( hanglecnvn@gmail.com)

 

Tạp chí DNTM

Tin cũ hơn
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 4.116.487