Làm thế nào để xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Ca-na-đa hiệu quả
Là một FTA thế hệ mới với cam kết sâu và rộng, CPTPP được kỳ vọng sẽ mang lại cơ hội xuất khẩu to lớn cho doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành sản xuất, chế biến, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong bối cảnh Việt Nam hiện là quốc gia đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ. Số liệu thống kê trong thời gian qua đã có thấy những kết quả rất tích cực đối với ngành này kể từ khi CPTPP chính thức có hiệu lực.
Cụ thể, trong năm 2020, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 12,37 tỷ USD, tăng 16,2% so với năm 2019. Sang năm 2021, dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, nhưng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam vẫn đạt 13 tỷ USD trong 11 tháng đầu 2021, tăng 20% so với cùng kỳ 2020. Với mong muốn cung cấp nguồn thông tin tin cậy, chính xác và hữu ích cho các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, Bộ Công Thương đã phối hợp với Đoàn đàm phán Chính phủ về Kinh tế và thương mại quốc tế biên soạn cuốn sách “Làm thế nào để doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Cana-đa một cách hiệu quả?”.
Chi tiết xem tại đây;
Nguồn: FTA.Moit.gov
-
Tự chứng nhận xuất xứ (TCNXX) là một cơ chế chứng nhận xuất xứ phổ biến và được áp dụng tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới trong những năm trở lại đây. Nhiều hiệp định thương mại tự do giữa các quốc gia trên thế giới đã đưa quy định để áp dụng cơ chế này đối với hàng hoá xuất nhập khẩu lưu thông trong khu vực mậu dịch tự do đó, nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp cũng như thúc đẩy hoạt động thương mại giữa các quốc gia.