Lâm Đồng: Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh
18/10/2021 14:05
Ngay khi nhận được Quyết định số 2563/QĐ-UBND ngày 15/10/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định tạm thời đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, Sở Công Thương đã triển khai quy định trên đến các cơ sở sản xuất kinh doanh ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh theo văn bản số 2017/SCT-KTAT ngày 15/10/2021.

Đối với công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh được quy định tại khoản 4, mục III như sau:
a) Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động ở các huyện, thành phố thuộc khu vực Cấp 1, Cấp 2: thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 đúng theo quy định của ngành y tế.
b) Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động ở các huyện, thành phố thuộc khu vực Cấp 3, Cấp 4: Tùy tình hình thực tế, chủ sở hữu xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại đơn vị; có thể lựa chọn một trong ba phương án phòng, chống dịch Covid-19: (1) phương án “3 tại chỗ” (ăn, nghỉ tại chỗ, làm việc tại chỗ và phòng chống dịch tại chỗ); (2) phương án “1 cung đường, 2 điểm đến”; (3) phương án “tối ưu, phù hợp”. Chủ cơ sở tự xây dựng phương án phòng, chống dịch và cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định lựa chọn phương án của cơ sở khi để xảy ra phát sinh dịch, bệnh Covid-19 tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.
c) Đối với siêu thị, chợ truyền thống, các cửa hàng tiện lợi, chợ đầu mối, nhà hàng/quán ăn uống: hoạt động 70% công suất (đối với nhà hàng, quán ăn uống có phòng riêng thì phục vụ tối đa không quá 10 người/phòng); có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo hướng dẫn của chính quyền địa phương; đối với cửa hàng kinh doanh xăng dầu, nhân viên bán hàng đeo khẩu trang, kính chắn giọt bắn trong thời gian giao dịch với khách hàng.
d) Cơ sở kinh doanh các dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao như: karaoke, mát xa, internet, trò chơi điện tử, làm tóc (bao gồm cắt tóc), làm đẹp hoạt động 50% công suất của cơ sở và không quá 50% số người/phòng; chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo hướng dẫn của chính quyền địa phương. Người tham gia (khách hàng và nhân viên) đã tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 (ngoại trừ dịch vụ làm tóc).
đ) Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người lao động tại đơn vị theo hướng dẫn tại Văn bản số 2852/SYT-NVY ngày 07/10/2021 của Sở Y tế về việc xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh.
e) Các đơn vị kinh doanh hàng hóa dự trữ, bình ổn giá, điều tiết các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu đến các điểm thiếu hàng hóa để phục vụ nhu cầu của người dân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; kiểm tra, kiểm soát thị trường, giá cả các mặt hàng thiết yếu, xử lý nghiêm theo quy định đối với các hành vi kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, đầu cơ, tích trữ găm hàng nhằm trục lợi; tăng giá bất hợp lý.
Đồng thời, Sở đề nghị chủ cơ sở sản xuất kinh doanh ngành công thương trên địa bàn tỉnh nghiêm túc thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các đơn vị liên hệ phòng Kỹ thuật an toàn – Môi trường, Sở Công Thương (theo số điện thoại 02633829665) hoặc phòng Nghiệp vụ y, Sở Y tế (theo số điện thoại 02633816089) để được hướng dẫn cụ thể.
Nguồn: http://sct.lamdong.gov.vn
Tin cũ hơn
-
Sau khi tỉnh công bố nới lỏng giãn cách, nhiều doanh nghiệp tăng tốc nối lại sản xuất để đảm bảo các đơn hàng, phục hồi chuỗi sản xuất sau những tháng bị đình trệ bởi dịch Covid-19.
-
Bộ Công Thương được Chính phủ giao nhiệm vụ sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho rằng: Việc hoàn thiện hành lang pháp lý này sẽ giúp các tổ chức xã hội có căn cứ và thực hiện tốt hơn nữa công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
-
Trao đổi với Báo Tiền Phong, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng, những năm qua, doanh nghiệp là động lực giúp nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, việc hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh hậu dịch Covid-19 hiện nay là nhiệm vụ cần thiết và cấp bách.
-
Kết luận cuộc họp sáng 17/10 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, chúng ta đã kiểm soát được tình hình dịch bệnh và từng bước chuyển sang trạng thái mới,