Kỳ vọng ngành điều hồi phục mạnh mẽ trong năm 2024
Trong giai đoạn 2021 – 2023, ngành điều thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid 19 và khủng hoảng chính trị - kinh tế tại một số khu vực trên toàn cầu. Giá điều nhân xuất khẩu của Việt Nam giảm xuống mức thấp nhất trong năm 2023, giá điều thô cũng giảm nhưng với mức chậm hơn.
Tình trạng giá thành cao hơn giá bán đã khiến cho nhiều doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu điều nhân của Việt Nam và các nước bị thua lỗ hoặc không có lợi nhuận. Bên cạnh đó, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm của cả điều thô lẫn điều nhân đều có dấu hiện đáng lo ngại, như dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và độ ẩm cao của điều thô; việc pha trộn điều thô vụ cũ với vụ mới; việc nhiễm côn trùng trong nhân điều của một số nhà máy...
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet
Để định hình lại chuỗi cung ứng điều toàn cầu, các cơ quan chức năng đã đẩy mạnh nhiều giải pháp xúc tiến thương mại. Ngày 27/02/2024, Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) và Bộ Công Thương đã phối hợp tổ chức Hội nghị điều quốc tế Việt Nam lần thứ 13 tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, với sự tham dự của hơn 350 đại biểu trong ngành điều đến từ 40 nước. Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại của Việt Nam, cũng là sự kiện quan trọng của ngành điều nói chung. Mục tiêu của Hội nghị nhằm quảng bá thương hiệu cho sản phẩm hạt điều Việt Nam, từ đó thúc đẩy tiêu dùng và củng cố mối quan hệ bền vững, lâu dài giữa các doanh nghiệp, Hiệp hội ngành điều Việt Nam và thế giới.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt 3,64 tỷ USD, tăng 18,1% so với năm 2022. Tính riêng trong tháng 01/2024, kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt 351,2 triệu USD, tăng 2,3% so với tháng 12/2023 và tăng rất mạnh 126% so với tháng 01/2023. Điều này cho thấy những dấu hiệu hồi phục tích cực của ngành điều trong các tháng đầu năm 2024 và kỳ vọng một năm ngành điều vượt qua khó khăn để đạt mục tiêu, kế hoạch đề ra.
Trong thời gian tới, ngành điều toàn cầu cần tăng cường hợp tác, đoàn kết để thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ trên thị trường. Đồng thời ưu tiên các hoạt động nghiên cứu sức khỏe và dinh dưỡng để hỗ trợ truyền thông, quảng bá các loại hạt đến người tiêu dùng. Hội đồng Hạt và trái cây sấy toàn cầu (INC) sẽ hợp tác với các tổ chức quốc tế để đẩy mạnh tiếp cận thị trường và vượt qua thách thức của các rào cản thương mại cũng như các vấn đề chuỗi cung ứng.
Thùy Ngân (VITIC) tổng hợp
-
Trong năm 20023, ngành gỗ Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức đến từ tình hình kinh tế - chính trị toàn cầu bất ổn, đặc biệt là những rủi ro liên quan đến nguyên liệu gỗ nhập khẩu, quy định chống phá rừng của EU, yêu cầu sản phẩm gỗ có phát thải carbon thấp.
-
Vào ngày 19/2 vừa qua, tại xã Nàn Ma, UBND huyện Xín Mần (Hà Giang) đã phối hợp với Công ty TNHH Vietnam Misaki tổ chức lễ xuất khẩu 36 tấn củ cải muối đầu tiên của năm 2024 sang thị trường Nhật Bản.
-
Thương mại giữa Việt Nam và Vương quốc Anh kỳ vọng sẽ đạt tốc độ tăng trưởng tích cực trong năm 2024
Vương quốc Anh hiện là một trong số những đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam. -
Việt Nam đang bước vào thời kỳ phát triển mới với yêu cầu phát triển kinh tế nhanh và bền vững dựa trên đổi mới và sáng tạo. Kinh tế toàn cầu trong những năm tới được dự báo sẽ tiếp tục có những diễn biến phức tạp khó lường với rủi ro tiềm ẩn từ các cuộc xung đột địa chính trị, chiến tranh thương mại, dịch bệnh, chu kỳ khủng hoảng kinh tế, gây ra những hệ luỵ về đứt gãy chuỗi cung ứng, khủng hoảng năng lượng, áp lực lạm phát ...