Kinh tế Việt Nam chính thức chuyển sang giai đoạn mới
21/05/2020 10:33
Trong bối cảnh Việt Nam đã kiểm soát được dịch bệnh, trong phiên Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4/2020 được tổ chức vào ngày 5/5/2020, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu phải đạt được “mục tiêu kép” trong phòng chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội
Kinh tế trong nước đã chính thức chuyển sang giai đoạn mới, nới lỏng những quy định khắt khe về phòng chống dịch và giãn cách xã hội trong bối cảnh dịch Covid-19 đang từng bước được đẩy lùi, cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, ngăn chặn được sự lây lan trong cộng đồng. Điều này có được là nhờ Chính phủ triển khai các biện pháp mạnh để tận dụng “thời gian vàng” chống dịch và chấp nhận hy sinh một số lợi ích kinh tế trong ngắn hạn.
Mặc dù vậy, diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 thời gian qua cùng với việc triển khai những biện pháp mạnh của Chính phủ đã ảnh hưởng rõ nét lên hoạt động sản xuất của Việt Nam. Theo đó, cùng với sự sụt giảm mạnh của chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP), chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất cũng đã giảm mạnh từ 41,9 điểm trong tháng 3/2020 xuống chỉ còn 32,7 điểm trong tháng 4/2020 – đánh dấu tháng giảm mạnh nhất của chỉ số này kể từ khi bắt đầu khảo sát từ tháng 3/2011 đến nay. Mức giảm kỷ lục được ghi nhận ở sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới, việc làm và hoạt động mua hàng khi các công ty phải ngừng hoạt động và hủy các đơn đặt hàng. Trong khi đó, tâm lý kinh doanh đã chuyển thành tiêu cực lần đầu tiên kể từ khi hoạt động khảo sát bắt đầu.
Quý độc giả xem bản tin tại đây;
Kinh tế trong nước đã chính thức chuyển sang giai đoạn mới, nới lỏng những quy định khắt khe về phòng chống dịch và giãn cách xã hội trong bối cảnh dịch Covid-19 đang từng bước được đẩy lùi, cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, ngăn chặn được sự lây lan trong cộng đồng. Điều này có được là nhờ Chính phủ triển khai các biện pháp mạnh để tận dụng “thời gian vàng” chống dịch và chấp nhận hy sinh một số lợi ích kinh tế trong ngắn hạn.
Mặc dù vậy, diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 thời gian qua cùng với việc triển khai những biện pháp mạnh của Chính phủ đã ảnh hưởng rõ nét lên hoạt động sản xuất của Việt Nam. Theo đó, cùng với sự sụt giảm mạnh của chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP), chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất cũng đã giảm mạnh từ 41,9 điểm trong tháng 3/2020 xuống chỉ còn 32,7 điểm trong tháng 4/2020 – đánh dấu tháng giảm mạnh nhất của chỉ số này kể từ khi bắt đầu khảo sát từ tháng 3/2011 đến nay. Mức giảm kỷ lục được ghi nhận ở sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới, việc làm và hoạt động mua hàng khi các công ty phải ngừng hoạt động và hủy các đơn đặt hàng. Trong khi đó, tâm lý kinh doanh đã chuyển thành tiêu cực lần đầu tiên kể từ khi hoạt động khảo sát bắt đầu.
Quý độc giả xem bản tin tại đây;
Phòng TTXNK
Tin cũ hơn
-
Nhập khẩu thủy sản của Mỹ quý I/2020 tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2019, tuy nhiên tình hình nhập khẩu thủy sản vào Mỹ đã chững lại từ tháng 3/2020 do tác động mạnh từ dịch Covid – 19. Theo số liệu thống kê từ NMFS, nhập khẩu thủy sản của Mỹ tháng 3/2020 giảm 1,4% về lượng và 4,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019,
-
Theo dự báo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ trong niên vụ 2019/2020, sản lượng ngô toàn cầu dự kiến đạt trên 1,11 tỷ tấn, tăng nhẹ so với dự báo trước và giảm so với 1,12 tỷ tấn của niên vụ 2018/19. Nhu cầu tiêu thụ ngô toàn cầu niên vụ 2019/2020 dự kiến tăng lên mức 1,13 tỷ tấn
-
Theo ước tính, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Đức trong tháng 4/2020 đạt 12 triệu USD, nâng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Đức trong 4 tháng đầu năm 2020 đạt 50,3 triệu USD, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm 2019.
-
Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu trong tháng 4/2020 ước đạt 570 nghìn tấn với trị giá 753 triệu USD. Tổng 4 tháng đầu năm 2020