Kinh tế Việt Nam 2 tháng đầu năm dưới tác động của dịch Covid-1
NHỮNG THÔNG TIN ĐÁNG LƯU Ý TRONG TUẦN & DỰ BÁO
I. Kinh tế thế giới
Tuần qua, những quan ngại về ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 đối với kinh tế toàn cầu tiếp tục gia tăng trong bối cảnh dịch bệnh lan rộng và kéo dài hơn so với dự kiến. Trong ngắn hạn, những tác động của Covid-19 đã có thể quan sát thấy, tuy nhiên, trong dài hạn, dựa trên tình hình phát triển của dịch bệnh, rất khó để có thể dự báo được hiệu ứng tiêu cực mà virus SAR-CoV-2 sẽ gây ra cho nền kinh tế toàn cầu.
Trong tuần đầu tháng 3/2020, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã hạ 0,5 điểm phần trăm mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2020 xuống còn 2,4% - đánh dấu mức thấp nhất của chỉ số này kể từ giai đoạn khủng hoảng tài chính năm 2008-2009, đồng thời cảnh báo Covid-19 sẽ ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm nay. Ngoài ra, OECD nhận định kinh tế toàn cầu đã có nguy cơ suy thoái rõ nét trong quý I/2020.
Tại Trung Quốc, OECD dự đoán GDP nước này trong năm 2020 sẽ chỉ tăng trưởng ở mức 4,9%, giảm đáng kể so với mức dự báo 5,7% OECD đã đưa ra trong tháng 11/2019. Riêng trong tháng 2/2020, hoạt động sản xuất chế tạo của Trung Quốc đã giảm mạnh hơn nhiều so với dự kiến trước những nỗ lực của chính quyền nước này nhằm ngăn chặn sự lan rộng của dịch bệnh đã dẫn tới sự trì hoãn trong việc bắt đầu tái hoạt động các nhà máy sau kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên Đán. Theo Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS), chỉ số quản lý sức mua (PMI) trong tháng 2/2020 đã giảm xuống mức thấp kỷ lục với 35,7 điểm, thấp hơn rất nhiều so với mức 50 điểm trong tháng trước. Ngoài ra, hoạt động trong ngành dịch vụ của Trung Quốc cũng đã sụt giảm mức lớn nhất trong lịch sử. Chỉ số PMI lĩnh vực phi sản xuất trong tháng 2/2020 giảm mạnh từ mức 54,1 điểm trong tháng 2/2020 còn xuống 29,6 điểm. Ngành dịch vụ hiện chiếm tỷ trọng khoảng 60% GDP của Trung Quốc và được coi là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới. Diễn biến này cho thấy ảnh hưởng của Covid-19 tới kinh tế Trung Quốc đang trở nên nghiêm trọng hơn nhiều so với dự kiến.
So với thời kỳ dịch SARS năm 2002-2003, tại thời điểm này kinh tế Trung Quốc đóng vai trò lớn hơn nhiều trong sản lượng, thương mại, du lịch và các thị trường hàng hóa toàn cầu, kéo theo sự gia tăng ảnh hưởng tới các nền kinh tế khác. Do đó, sự suy yếu của kinh tế Trung Quốc sẽ có tác động lớn đến nhiều nền kinh tế trên thế giới. Tuy nhiên, với việc dịch bệnh ngày càng được kiểm soát tích cực, trọng tâm chính sách của chính quyền Trung Quốc sẽ chuyển hướng sang phòng ngừa tác động tiêu cực của dịch bệnh, duy trì hoạt động ổn định của nền kinh tế xã hội, nới lỏng các hạn chế về lưu thông đi lại, tỉ lệ phục hồi lao động sản xuất và việc làm tăng lên, tiêu dùng của người dân và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng dần khôi phục, khả năng PMI trong các tháng tới tại Trung Quốc sẽ có triển vọng phục hồi tích cực hơn.
Tại Mỹ, sự bùng phát của Covid-19 tại nhiều tiểu bang đã tác động tiêu cực tới hoạt động đi lại và tiếp cận hàng hóa đối với các ngành sản xuất của Mỹ. Chỉ số PMI lĩnh vực sản xuất theo tính toán của Viện Quản lý nguồn cung Mỹ (ISM) chỉ đạt 50,1 điểm trong tháng 2/2020 - đánh dấu mức thấp nhất kể từ cuối năm 2019 và thấp hơn mức dự báo 50,8 điểm. Sự lây lan nhanh chóng của dịch bệnh là nguyên nhân chính khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trong tuần qua đã quyết định cắt giảm lãi suất khẩn cấp 0,5 điểm phần trăm xuống biên độ từ 1,0-1,25% nhằm ứng phó tác động của Covid-19. Đây là mức giảm lãi suất lớn nhất của FED kể từ năm 2008.
Trong khi đó, tại Nhật Bản, trước sự bùng phát của dịch bệnh, tuần qua chính quyền Thủ tướng Abe Shinzo cho biết Nhật Bản sẽ thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để đối phó với tác động tiêu cực của dịch bệnh, đồng thời thông báo tiếp tục cung cấp thêm một gói hỗ trợ khẩn cấp, sử dụng quỹ dự trữ trị giá hơn 270 tỷ Yên (tương đương 2,5 tỷ USD) trong vòng 10 ngày để giúp ngăn chặn sự sụt giảm kinh tế do tác động của dịch Covid-19.
II. Kinh tế trong nước
Các số liệu vĩ mô được công bố trong tuần qua cho thấy kinh tế trong nước đã có những ảnh hưởng rõ nét trước tác động của Covid-19.
Chỉ số CPI trong tháng 2/2020 đã giảm 0,17% so với tháng trước do sự chủ động điều hành giá xăng dầu cùng với lo ngại về sự bùng phát của dịch Covid-19 làm cho giá nhiều loại hình dịch vụ giảm. Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng tháng 2/2020 và bình quân 2 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm trước (tăng 5,4% và 5,91%) đều ở mức tăng cao nhất trong 7 năm gần đây, chủ yếu do các yếu tố phi tiền tệ tác động như giá lương thực thực phẩm, giá xăng dầu và sự điều chỉnh tăng giá một số dịch vụ.
Trong lĩnh vực sản xuất, chỉ số PMI theo tính toán của IHS Markit đã giảm xuống 49,9 điểm vào tháng 2/2020, dưới ngưỡng 50 điểm và cho thấy hoạt động sản xuất đã bị thu hẹp do ảnh hưởng của dịch bệnh, đánh dấu lần giảm đầu tiên của chỉ số này tính từ năm 2016. Trong đó, sức mua và số đơn hàng mới lần đầu tiên đã giảm trong 4 năm trở lại đây, sản lượng hàng hóa và số lượng việc làm đều ghi nhận mức giảm nhanh nhất từ tháng 6/2013 do xuất khẩu chậm lại. Mặt khác, do thiếu nguyên liệu sản xuất đầu vào cũng làm tăng gánh nặng chi phí sản xuất.
Trong khi đó, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trong tháng 2/2020 ước tính tăng khá so với tháng trước và so với cùng kỳ năm 2019 do số ngày sản xuất trong tháng 2/2020 nhiều hơn. Tuy nhiên, dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực khá mạnh đến hoạt động sản xuất công nghiệp nên tính chung 2 tháng đầu năm 2020, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) chỉ tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều mức tăng 13,7% của cùng kỳ năm 2018 và 9,2% của cùng kỳ năm 2019.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 2 tháng đầu năm 2020 ước tính chỉ đạt 2,5 tỷ USD, giảm 5% so với cùng kỳ năm trước, đây là lần giảm đầu tiên trong giai đoạn 2016-2020. Tổng vốn FDI vào Việt Nam tính đến 20/2/2020 đạt gần 6,5 tỷ USD, giảm 23,6% so với cùng kỳ năm 2019.
Ngoài ra, một số ngành nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do diễn biến về giá cả và thời tiết. Khu vực dịch vụ là khu vực bị tác động mạnh nhất bởi dịch bệnh Covid-19; đặc biệt là các nhóm ngành liên quan đến du lịch, vận tải, lưu trú và ăn uống. Lượng khách quốc tế trong tháng 2/2020 chỉ đạt khoảng 1 triệu lượt khách, giảm 49,8% so với tháng trước, giảm 35,8% so với cùng kỳ năm 2019.
Dự báo, kinh tế trong nước trong ngắn hạn sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp và khó lường. Trước tác động này, các bộ, ngành, doanh nghiệp đang nỗ lực triển khai các giải pháp để ổn định sản xuất, kinh doanh.
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các thành viên Chính phủ phải chuẩn bị tốt mọi điều kiện, có chính sách hỗ trợ tốt nhất trong khả năng của Chính phủ, của các cấp, các ngành đối với sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Các gói hỗ trợ phải có hiệu lực ngay đến doanh nghiệp và người dân. Thủ tướng Chính phủ cũng đề nghị NHNN chỉ đạo các tổ chức tín dụng đảm bảo ổn định lãi suất, tỷ giá, thị trường ngoại tệ, thị trường vàng; cung ứng tín dụng đáp ứng yêu cầu sản xuất; cắt giảm lãi suất ngân hàng để thúc đẩy sản xuất kinh doanh và đảm bảo an toàn hệ thống.
-
Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) vừa có báo cáo đánh giá tác động của dịch Covid-19 đến ngành thép Việt Nam. Báo cáo cho biết,
-
Lượng nhập khẩu lúa mì về Việt Nam trong tháng 1/2020 đạt 377,2 nghìn tấn, trị giá 95,2 triệu USD, tăng 183,2% về lượng và tăng 176,7% về trị giá so với tháng trước
-
Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong tháng 02/2020 đạt 350 triệu USD
-
Túi nhựa chiếm tới 24,7% thị phần xuất khẩu sản phẩm nhựa Việt Nam trong tháng đầu tiên của năm 2020, mặt hàng này vẫn là sản phẩm nhựa được xuất khẩu lớn nhất,