Kinh tế trong nước đối mặt với khó khăn trước tác động của dịch Covid-19 cộng thêm yếu tố thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn
Kinh tế trong nước tiếp tục đối mặt với rất nhiều khó khăn trước những tác động khó lường của dịch Covid-19 cộng thêm yếu tố thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn... Trong bối cảnh dịch bệnh chưa được khống chế và đang tác động bất lợi đến nền kinh tế toàn cầu nói chung, trong nước nói riêng, Chính phủ và các Bộ ngành sẽ tiếp tục triển khai hàng loạt giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn. Trong diễn biến mới nhất, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định về gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch. Theo đó, các đối tượng thuộc diện bị ảnh hưởng bởi dịch sẽ được gia hạn 5 tháng tiền thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế thu nhập cá nhân, tiền thuê đất. Trong khi đó, Bộ Công Thương đã quyết định cắt giảm hàng loạt thủ tục hành chính, triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trước tình hình hiện nay. Đối với NHNN, cùng với quyết định giảm tất cả các mức lãi suất điều hành trong tuần trước đó nhằm tạo thêm nguồn lực tài chính cho các ngân hàng thương mại, nhất là ngân hàng lớn để khoanh nợ, giãn nợ, cho vay mới để hỗ trợ doanh nghiệp, NHNN cũng đang thực hiện một số biện pháp như yêu cầu các ngân hàng thương mại miễn, giảm, trì hoãn và cơ cấu lại lãi suất cho các ngành bị ảnh hưởng bởi dịch.
Trong lĩnh vực thương mại, theo xu hướng chung của thương mại quốc tế và khu vực, hoạt động ngoại thương của Việt Nam cũng đối mặt với rất nhiều khó khăn trước diễn biến nghiêm trọng của dịch Covid-19. Ước tính, tăng trưởng xuất khẩu trong quý I/2020 chỉ tăng 0,5% so với cùng kỳ năm 2019 lên 59,08 tỷ USD. Xuất khẩu chậm lại cũng kéo theo kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giảm 1,9% so với quý I/2019, ước đạt 56,26 tỷ USD. Với kết quả này, cán cân thương mại của Việt Nam trong quý I/2020 ước tính tiếp tục thặng dư 2,82 tỷ USD, cao hơn so với mức xuất siêu 1,46 tỷ USD của cùng kỳ năm 2019. Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong quý II/2020 dự kiến sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực, nhất là trong bối cảnh Covid-19 đang lan rộng tại EU và Mỹ - hai đối tác xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam.
Chi tiết bản tin Quý độc giả xem tại đây;
Phòng TTXNK
-
Diễn biến của dịch Covid – 19 bệnh có thể còn kéo dài, xu hướng tiêu dùng thủy sản đông lạnh, đóng hộp dễ chế biến tại nhà và có giá trung bình thấp có nhu cầu cao ở tất cả các quốc gia có dịch
-
Thời điểm cuối tháng 03/2020, giá ngô, đậu tương thế giới giảm ở hầu hết các thị trường như Mỹ, Achentina, Pháp... Giá ngô, đậu tương trong tháng 3/2020 giảm so với tháng 2/2020
-
Trong bối cảnh nhiều ngành hàng xuất khẩu giảm mạnh trong quý 1/2020, ngành gỗ vẫn tăng trưởng khá. Thực tế xuất khẩu tăng trưởng khá trong quý 1/2020 là do các doanh nghiệp đã có đơn hàng từ trước tết và thực hiện nốt các đơn hàng trả khách vào quý 1 năm 2020. Do ảnh hưởng từ dịch Covid – 19
-
Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu trong tháng 3/2020 ước đạt 530 nghìn tấn với trị giá 716 triệu USD. Tổng 3 tháng đầu năm 2020, nhập khẩu mặt hàng này ước đạt 1,54 triệu tấn với trị giá 2,01 tỷ USD