Kinh tế toàn cầu tiếp tục đối mặt với hàng loạt rủi ro trước diễn biến chỉ số vĩ mô của các nền kinh tế chủ chốt.
NHỮNG THÔNG TIN ĐÁNG LƯU Ý TRONG TUẦN & DỰ BÁO
I. Kinh tế thế giới
Kinh tế toàn cầu tiếp tục đối mặt với hàng loạt rủi ro trước diễn biến kém khả quan của các chỉ số vĩ mô tại các nền kinh tế chủ chốt.
Tại Trung Quốc, chỉ số giá sản xuất (PPI) của Trung Quốc trong tháng 10/2019 đã giảm 1,6% so với tháng 10/2018, đánh dấu mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 8/2016, và là tháng giảm thứ 4 liên tiếp của chỉ số này trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong quý 3/2019 ở mức chậm nhất trong gần 3 thập kỷ và giá năng lượng giảm liên tục từ tháng 6/2019 đến nay. Tính chung 10 tháng đầu năm 2019, chỉ số PPI của Trung Quốc đã giảm 0,2% so với cùng kỳ năm trước. Diễn biến này đang kéo theo nguy cơ kéo giảm giá hàng hóa trên khắp thế giới và đây được xem là một thách thức mới đối với các ngân hàng trung ương toàn cầu trong việc phục hồi áp lực lạm phát. Xét ở khía cạnh tích cực, giá cả hàng hóa rẻ hơn có thể là lợi ích cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, nếu xét ở góc độ khác, chi phí sản xuất giảm sẽ khiến giá hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc giảm, kéo theo làn sóng giảm giá của các doanh nghiệp trên toàn cầu nhằm cạnh tranh với hàng hóa Trung Quốc; diễn biến này cũng góp phần khiến cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc trở nên căng thẳng hơn.
Tại Nhật Bản, GDP của Nhật Bản trong quý III/2019 chỉ tăng trưởng 0,2% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều so với mức tăng 1,8% trong quý 2/2019 và ghi nhận mức tăng trưởng chậm nhất trong một năm trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc và nhu cầu toàn cầu yếu đã ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của nước này. Ngoài ra, tăng trưởng tiêu dùng tư nhân tại Nhật Bản cũng chỉ tăng 0,4%, thấp hơn so với mức tăng 0,6% của quý 2/2019. Diễn biến này đang tạo sức ép lên các cơ quan hoạch định chính sách nước này trong việc nới lỏng hơn nữa chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ nền kinh tế đang đứng trước ngưỡng suy thoái. Trong cuộc họp tháng 10/2019, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã quyết định giữ nguyên chính sách tiền tệ nhưng cũng cho biết sẵn sàng duy trì hoặc thậm chí cắt giảm lãi suất vốn đã ở mức rất thấp để củng cố sự phục hồi của nền kinh tế và tăng trưởng lạm phát.
Tại Anh, GDP trong quý 3/2019 của Anh chỉ đạt tốc độ tăng trưởng 0,3% so với quý trước, mặc dù cải thiện so với mức giảm 0,2% trong quý 2/2019 nhưng vẫn thấp hơn so với kỳ vọng tăng 0,4%. So với cùng kỳ năm trước, kinh tế Anh trong quý 3/2019 chỉ tăng 1%, đánh dấu mức tăng thấp nhất của chỉ số này trong 10 năm gần đây trước những ảnh hưởng tiêu cực của kinh tế toàn cầu suy yếu và diễn biến phức tạp của tiến trình Brexit. Trong đó, sản xuất công nghiệp tháng 10/2019 giảm 0,4% so với tháng trước và giảm 1,8% so với cùng kỳ năm 2018, giảm mạnh hơn so với mức dự kiến giảm 1,6%.
Trong khi đó, kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng bền vững. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 10/2019 của Mỹ tăng 0,4%, cao hơn so với mức dự báo tăng 0,3%. Chỉ số CPI lõi của nền kinh tế này cũng tăng 0,2% trong tháng 10/2019, cao hơn so với mức tăng 0,1% của tháng 9/2019. So với cùng kỳ năm 2018, chỉ số CPI của Mỹ đã tăng 1,8% và tiến gần hơn với mức kỳ vọng 2,0%.
Trên thị trường tài chính tiền tệ, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyết định cắt giảm 0,25% xuống 1,5-1,75%, hàng loạt ngân hàng trung ương đã tiếp tục đi theo xu hướng này. Trong diễn biến mới nhất, Ngân hàng Trung ương Thái Lan giảm lãi suất cơ bản xuống mức thấp kỷ lục 1,25% trong khi Ngân hàng trung ương Trung Quốc cũng cắt giảm lãi suất cho vay trung hạn (MLF) lần đầu tiên kể từ đầu năm 2016. Trước đó, các quốc gia châu Á như Hàn Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Philippines cũng đã hạ lãi suất từ 2 đến 4 lần. Một số nước như Ấn Độ, Indonesia còn nới lỏng tài khóa thông qua chương trình giảm thuế khá mạnh để tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế. Theo Thống kê của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), từ đầu năm 2019 đến nay đã có 46 ngân hàng Trung ương trên thế giới cắt giảm lãi suất. Nguyên nhân chính khiến Mỹ và các nước khác nới lỏng tiền tệ đều vì mục đích thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cùng với lo ngại trước sức ép tỷ giá do đồng nội tệ của nhiều nước hiện vẫn “neo” chặt vào đồng USD.
II. Kinh tế trong nước
10 tháng năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 428,63 tỷ USD, tăng 8%, tương ứng tăng 31,7 tỷ USD về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2018. Như vậy, mức thặng dư thương mại hàng hóa của Việt Nam đạt 9,01 tỷ USD.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 218,82 tỷ USD, tăng 8,3%, tương ứng tăng 16,7 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2018. 10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 10 tháng qua là điện thoại, máy vi tính, hàng dệt may, giày dép, máy móc thiết bị, gỗ, phương tiện vận tải, hàng thuỷ sản, sắt thép và xơ sợi dệt các loại.
Về nhập khẩu, tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước đạt 209,81 tỷ USD, tăng 7,7% tương ứng tăng 15 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, 10 ngành hàng có giá trị nhập khẩu cao nhất trong 10 tháng qua bao gồm máy vi tính và sản phẩm điện tử, máy móc thiết bị, điện thoại các loại và linh kiện, vải, sắt thép, chất dẻo, sản phẩm từ chất dẻo, kim loại thường, nguyên phụ liệu dệt may và xăng dầu.
Trong bối cảnh tổng cầu của kinh tế thế giới giảm, hoạt động thương mại và đầu tư thế giới cũng suy giảm; Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 10 tháng qua vẫn đạt tốc độ tăng trưởng khả quan, cho dù mức tăng trưởng này chậm hơn so với cùng kỳ năm 2018 và 2017 (tăng tương ứng 15,3% và 21,8%), nhưng đã hoàn thành chỉ tiêu đặt ra của Quốc hội là đưa tăng trưởng xuất khẩu tăng 7%- 8% trong năm 2019.
Mọi thông tin Quý độc giả vui lòng liên hệ;
Phòng Thông tin Xuất nhập khẩu
- Địa chỉ: Phòng 603 Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 đường Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
- Điện thoại: 024 3715 2584/ 371525 85/ 3715 2586 Fax: 024 3715 2574
Người liên hệ:
- Mrs Huyền; 0912 077 382 ( thuhuyenvitic@gmail.com)
- Mrs Nhuận; 0982 198 206 (hongnhuan82@gmail.com)
- Mrs Kiều Anh; 0912 253 188 (kieuanhvitic@gmail.com)
Để có thông tin đầy đủ Quý độc giả vui lòng tải mẫu phiếu đăng ký sử dụng bản tin tại đây;
Phòng TTXNK
-
Tỷ giá USD/VND nhìn chung khá ổn định nhờ nguồn cung dồi dào. Theo NHNN, dự trữ ngoại hối của NHNN Việt Nam đã chạm mốc 73 tỷ USD vào cuối tháng 10/2019, sau 4 tháng liên tục mua vào với tổng gia trị lên tới 6,65 tỷ USD
-
Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong tháng 10/2019 đạt 547,2 triệu USD, tăng 17,9% so với tháng 9/2019, tăng 40,8% so với cùng kỳ năm 2018
-
Trong tháng 10/2019, lượng nhập khẩu đậu tương về Việt Nam đạt 113,1 nghìn tấn, trị giá 45,9 triệu USD, giảm 43,2% về lượng và giảm 42,6% về trị giá so với tháng trước, giảm 10,2% về lượng và 11,2% về trị giá so với tháng 10/2018
-
Vải bạt đứng thứ 4 về xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2019, với kim ngạch đạt 261,7 triệu USD, chiếm 10,6% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa trong 9 tháng, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2018