Kinh tế thế giới phục hồi khi thích nghi với dịch bệnh kéo dài
Thế giới đã thích nghi và có những giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong khi phải tiếp tục đối mặt với những rủi ro lớn hơn từ các biến thể của virus corona.
Theo IHS Markit – đơn vị cung cấp, phân tích chuyên sâu thông tin và các giải pháp quan trọng cho các doanh nghiệp và các chính phủ trên toàn cầu - GDP thực tế của thế giới đạt mức cao mới trong quý 2/2021, bắt đầu phục hồi trong bối cảnh
dịch Covid-19 vẫn kéo dài. IHS Markit dự báo, GDP thực tế toàn cầu sẽ tăng 5,7% vào năm 2021 và 4,5% vào năm 2022 sau khi giảm 3,4% vào năm 2020.
Tại Bắc Mỹ và Tây Âu, tỷ lệ tiêm chủng tương đối cao và đang tăng lên, làm giảm nguy cơ mắc bệnh nặng hoặc tử vong, các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh được nới lỏng giúp các hoạt động kinh tế không còn bị ngưng trệ, ảnh hưởng nhiều. Ở Nam Mỹ, các ca nhiễm mới đã giảm mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phục hồi kinh tế và dòng chảy xuất khẩu hàng hóa.
Khung chính sách mới của Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng cho thấy chính sách tiền tệ sẽ tiếp tục có tính thích ứng cao. GDP thực tế của khu vực đồng euro dự kiến sẽ tăng 5,0% vào năm 2021 và 4,3% vào năm 2022.
Tuy nhiên, sự gián đoạn chuỗi cung ứng và chậm trễ trong vận chuyển sẽ còn tiếp diễn. Việc cắt giảm sản lượng do đại dịch đang bùng phát mạnh ở khu vực Đông Nam Á đã làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt đầu vào và áp lực chi phí. Việc
thiếu hụt chất bán dẫn đã dẫn đến việc cắt giảm sản lượng lớn trên toàn cầu trong ngành công nghiệp ô tô trong tháng 8 và tháng 9/2021. Với ngành vận tải container, hàng loạt sự việc như: kênh đào Suez tắc nghẽn vào tháng 3/2021, đóng cửa một
phần các cảng của Trung Quốc, Union Pacific đình chỉ các chuyến hàng bằng đường sắt từ Bờ Tây đến Chicago vào tháng 7 vừa qua và việc tiếp tục dự phòng các tàu rời Los Angeles-Long Beach… khiến giá cước vận chuyển tăng cao.
Chi tiết bản tin xem tại đây;
Phòng Truyền thông
-
Bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 54 (AMM 54), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) đã tổ chức hội nghị chuyên đề lần thứ 5 về Cơ chế một cửa ASEAN (ASW) nhằm tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân cũng như mở rộng các dịch vụ của ASW.
-
Đại dịch Covid-19 với những diễn biến phức tạp, khó kiểm soát đã ảnh hưởng nặng nề đến tất cả các nền kinh tế toàn cầu. Chủ nghĩa bảo hộ đã bắt đầu gia tăng, nhiều quốc gia đã áp đặt các rào cản đối với xuất khẩu các sản phẩm y tế và giảm thuế nhập khẩu nông sản để tối đa hóa nguồn cung hàng hóa quan trọng cho thị trường nội địa.
-
Theo Bản cập nhật thương mại toàn cầu của UNCTAD công bố vào ngày 19/5/2021, sự phục hồi của thương mại thế giới sau cuộc khủng hoảng COVID-19 đạt mức cao kỷ lục trong quý 1/2021, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2020 và 4% so với quý trước đó.
-
Tại cuộc họp chính thức của Ủy ban Tiếp cận thị trường vào ngày 29 và 30/4/2021, các thành viên WTO nhấn mạnh những nỗ lực không ngừng nhằm thúc đẩy tính minh bạch hơn trong việc truyền thông và thông báo các biện pháp thương mại liên quan đến Covid-19