Kịch bản cung ứng hàng hoá khi 'cách ly toàn xã hội'
01/04/2020 10:22
Chỉ thị của Thủ tướng ngày 31/3 cho biết, từ 0h ngày 1/4 sẽ thực hiện cách ly toàn xã hội toàn quốc trong 15 ngày theo nguyên tắc "tỉnh nào ở tỉnh đó, nhà nào ở nhà đó".
Trước diễn biến này, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) Trần Duy Đông cho biết 63 tỉnh, thành đều đã có "kế hoạch tác chiến", kịch bản ứng phó dịch bệnh theo 5 cấp độ. Trong đó, cơ quan này đã tính đến tình huống cung ứng hàng hoá khi cách ly những thành phố lớn, các thành phố vệ tinh.
"Chúng ta đã có kinh nghiệm trong việc cung ứng hàng hóa ở Sơn Lôi, Vĩnh Phúc và hiện tại, công tác này đang được tiếp tục và tăng lên thành cấp cao hơn, kể cả phương án nếu Hà Nội cách ly trên diện rộng", đại diện Vụ Thị trường trong nước khẳng định.
Trong khi đó, bà Trần Thị Phương Lan - Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cũng nói, đã xây dựng phương án dự trữ hàng hóa theo 4 cấp độ dịch, tập trung vào cấp độ 3-4 khi thành phố có 1.000 ca nhiễm bệnh. 4 cấp độ dịch bệnh hiện nay gồm: Có trường hợp bệnh xâm nhập; Có lây nhiễm thứ phát; Lây lan trên 20 trường hợp; Lây lan rộng trong cộng đồng với trên 1.000 trường hợp mắc. Sở cũng làm việc với các doanh nghiệp sản xuất, phân phối bán lẻ hàng hóa thiết yếu để tính khả năng cung ứng hàng của từng đơn vị nhằm bảo đảm nguồn cung và bình ổn thị trường.
Đến nay, các doanh nghiệp, hệ thống siêu thị đã tăng lượng hàng hoá dự trữ lên gấp 300-500% so với bình thường, tập trung với các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu. Các mặt hàng có nhu cầu cao như khẩu trang và nước rửa tay cũng được các doanh nghiệp dự trữ với lượng lớn.
Chi tiết bản tin Quý độc giả xem tại đây;
Trước diễn biến này, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) Trần Duy Đông cho biết 63 tỉnh, thành đều đã có "kế hoạch tác chiến", kịch bản ứng phó dịch bệnh theo 5 cấp độ. Trong đó, cơ quan này đã tính đến tình huống cung ứng hàng hoá khi cách ly những thành phố lớn, các thành phố vệ tinh.
"Chúng ta đã có kinh nghiệm trong việc cung ứng hàng hóa ở Sơn Lôi, Vĩnh Phúc và hiện tại, công tác này đang được tiếp tục và tăng lên thành cấp cao hơn, kể cả phương án nếu Hà Nội cách ly trên diện rộng", đại diện Vụ Thị trường trong nước khẳng định.
Trong khi đó, bà Trần Thị Phương Lan - Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cũng nói, đã xây dựng phương án dự trữ hàng hóa theo 4 cấp độ dịch, tập trung vào cấp độ 3-4 khi thành phố có 1.000 ca nhiễm bệnh. 4 cấp độ dịch bệnh hiện nay gồm: Có trường hợp bệnh xâm nhập; Có lây nhiễm thứ phát; Lây lan trên 20 trường hợp; Lây lan rộng trong cộng đồng với trên 1.000 trường hợp mắc. Sở cũng làm việc với các doanh nghiệp sản xuất, phân phối bán lẻ hàng hóa thiết yếu để tính khả năng cung ứng hàng của từng đơn vị nhằm bảo đảm nguồn cung và bình ổn thị trường.
Đến nay, các doanh nghiệp, hệ thống siêu thị đã tăng lượng hàng hoá dự trữ lên gấp 300-500% so với bình thường, tập trung với các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu. Các mặt hàng có nhu cầu cao như khẩu trang và nước rửa tay cũng được các doanh nghiệp dự trữ với lượng lớn.
Chi tiết bản tin Quý độc giả xem tại đây;
Phòng TTXTTM & ĐT
Tin cũ hơn
-
Để kiềm chế, kiểm soát có hiệu quả sự lây lan, chủ động ngăn chặn, ứng phó với dịch bệnh trên toàn quốc, theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh chỉ đạo áp dụng biện pháp hạn chế tụ tập đông người từ 0h ngày 28/3 đến ngày 15/4.
-
Theo đó, báo cáo cho biết, hoạt động ngân hàng quý I/2020 chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19; hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng trưởng khá với nhiều sản phẩm bảo hiểm phong phú đáp ứng nhu cầu của người dân trước tình hình dịch bệnh.
-
Bộ GTVT mới ban hành quy chuẩn 41/2019 về báo hiệu đường bộ, trong đó sửa đổi quy định về cách định nghĩa xe con và xe tải so với quy chuẩn đang áp dụng là 41/2016. Định nghĩa mới sẽ có hiệu lực từ 1/7/2020.
-
Ngành cà-phê ở Tây Nguyên cũng đang chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 khi thị trường tiêu thụ đình trệ, giá cà-phê xuống thấp giờ còn lao dốc với mức giá thấp nhất trong 10 năm qua.