Khởi động chuỗi hoạt động chào mừng 10 năm thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam Ngành Công Thương
Tối 11/5/2019, hàng ngàn người dân Thành phố Hồ Chí Minh đã có mặt tại Nhà Văn hóa Thanh niên, Quận 1 để tham dự Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam - Tự hào hàng Việt Nam 2019 và Lễ Chào mừng 10 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của ngành Công Thương.
Chương trình được thực hiện theo Kế hoạch số 653/KH-MTTW-BCĐTWCVĐ ngày 19 tháng 10 năm 2018 của Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động về Tổ chức Tổng kết 10 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nhằm đánh giá kết quả triển khai Cuộc vận động; kết quả triển khai Chỉ thị số 24/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động giai đoạn 2014 - 2020.
Tới tham dự Chương trình có lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Lãnh đạo UBND TP. Hồ Chí Minh, các bộ, ban, ngành Trung ương, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, các cơ quan thông tấn báo chí.
Tại Chương trình, đại diện Lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương và lãnh đạo doanh nghiệp đã thực hiện Nghi thức nhấn nút khởi động các hoạt động Chào mừng 10 năm thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.
Năm 2019 cũng là năm đánh dấu 10 năm triển khai thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, Bộ Công Thương tổ chức các hoạt động chào mừng 10 năm thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, mở đầu cho chuỗi sự kiện ra trong tháng 5 trên khắp cả nước.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị tăng cường thực hiện Cuộc vận động
Phát biểu tại Chương trình, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhận định, Chương trình hành động hàng năm của Bộ Công Thương hưởng ứng Cuộc vận động được tổ chức rộng khắp trên 4 lĩnh vực, gồm Thông tin tuyên truyền; Rà soát, ban hành bổ sung luật pháp, cơ chế chính sách hỗ trợ sản xuất; Xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường trong nước; Cải cách thủ tục hành chính và quản lý thị trường.
Thay mặt Ủy Ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động, bà Trương Thị Ngọc Ánh - Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đánh giá cao sự sáng tạo của Bộ Công Thương trong xây dựng kế hoạch hàng năm và tổ chức Cuộc vận động.
Các hoạt động này đã truyền tải đến người tiêu dùng những thông tin đầy đủ, chính xác hơn về hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ Việt Nam, từ đó thay đổi tâm lý, hành vi tiêu dùng theo hướng lành mạnh hơn.
Bà Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đánh giá cao sự sáng tạo của Bộ Công Thương trong các hoạt động triển khai Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
Đặc biệt, “những hoạt động của ngành Công Thương đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước sắp xếp, đổi mới, phát triển và cạnh tranh lành mạnh, bảo đảm việc làm cho người Việt Nam, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, ngăn chặn, hạn chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội”, bà Trương Thị Ngọc Ánh khẳng định.
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, trong 10 năm qua, các đơn vị trong ngành Công Thương đã bám sát chủ trương của Cuộc vận động, Chương trình hành động của Bộ Công Thương hưởng ứng Cuộc vận động và có nhiều nỗ lực, sáng tạo trong việc triển khai, thực hiện vì vậy đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Cụ thể:
- Một là, đã tạo được niềm tin và sự quan tâm mua sắm, tiêu dùng trong phần lớn người tiêu dùng Việt Nam đối với hàng hóa thương hiệu Việt. Kết quả điều tra dư luận xã hội của Viện nghiên cứu Dư luận xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức năm 2014 cho thấy: có 92% người tiêu dùng được hỏi “Rất quan tâm” và “Quan tâm” đến Cuộc vận động; 63% số người tiêu dùng “Tự xác định khi mua hàng hoá sẽ ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; 54% người tiêu dùng “Khuyên người thân trong gia đình, bạn bè, người quen biết nên mua hàng Việt Nam”.
- Hai là, khơi dậy được tiềm năng dồi dào về nguồn lực và năng lực kinh doanh, phân phối của mọi thành phần kinh tế. Từ chỗ vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, đến nay chúng ta có nhiều sản phẩm hàng hóa chinh phục được người tiêu dùng, trong đó nhiều sản phẩm trở thành niềm tự hào của người Việt Nam. Theo báo cáo của các Sở Công Thương, tỷ lệ hàng Việt vẫn chiếm tỷ lệ cao trên thị trường nội địa, từ 80% đến trên 90% tại các các kênh phân phối hiện đại và từ 60% trở lên tại các kênh bán lẻ truyền thống.
- Ba là, phát huy được nguồn nội lực to lớn ở trong nước. Một số ngành sản xuất hàng Việt Nam có thế mạnh đã tăng tỷ lệ nội địa hóa và hàm lượng khoa học công nghệ trong sản phẩm (tỷ lệ nguyên phụ liệu nội địa của ngành dệt may chiếm khoảng 50%, tỷ lệ nội địa hóa ngành da giầy chiếm khoảng 40-50%; áp dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất ô tô, chế biến sữa, sợi và dệt nhuộm của ngành dệt may nhằm tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm,…).
Các tiết mục văn nghệ đặc sắc của Chương trình với sự tham gia của các nghệ sĩ và sinh viên các trường đại học
Những chuyển biến trên đã góp phần hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kinh tế theo hướng kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; giảm nhập siêu, tiến tới xuất siêu trong những năm gần đây.
Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ từ năm 2009 đến nay đều có mức tăng trưởng khoảng 10% mỗi năm (đặc biệt trong các năm 2018, 2017, 2016 tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ lần lượt ở các mức 11,7%, 10,9%, 10,2%); Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) từ mức lạm phát phi mã 19,8% năm 2008 đã giảm xuống mức dưới 5% trong các năm gần đây (đặc biệt trong các năm 2018, 2017, 2016 chỉ số CPI lần lượt ở các mức 3,54%, 3,53%, 2,66%).
Đây là điều kiện thuận lợi để ngành Công Thương thực hiện có hiệu quả các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu, không còn hiện tượng sốt giá, cháy hàng vào các dịp lễ, Tết, mùa vụ.
Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, để tiếp bước thành công của chặng đường 10 năm, trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị tăng cường thực hiện các nhiệm vụ được phân công theo Kế hoạch của Ban chỉ đạo Trung ương, Chỉ thị số 24/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chương trình hành động hàng năm của Bộ.
Đồng thời, tiếp tục xây dựng các chương trình nghiên cứu và đào tạo hỗ trợ doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh và xây dựng thương hiệu; theo dõi sát diễn biến thị trường, đảm bảo lưu thông hàng hoá thông suốt.
Đáng chú ý, Bộ Công Thương cho biết sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tổ chức các điểm bán hàng hóa thương hiệu Việt kết hợp với bán hàng bình ổn thị trường… nhằm lan tỏa, khích lệ người tiêu dùng và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng Việt Nam tiếp tục hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ngày càng mạnh mẽ hơn.
Không khí càng trở lên tưng bừng hơn vơi Chương trình giao lưu Nhận diện hàng Việt Nam của các nghệ sĩ và khán giả với những món quà đều là sản phẩm chất lượng do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất. Thông điệp Tự hào hàng Việt Nam; Mỗi người Việt là một đại sứ hàng Việt một lần nữa lại được hàng ngàn người dân thành phố quyết tâm biến thành hành động.
Ngay sau đó, nhiều nghệ sĩ nổi tiếng tham gia Chương trình như ca sĩ Noo Phước Thịnh, ca sĩ Khả Linh, MC. Trương Quốc Bảo và khán giả đã cùng nhau giao lưu, tìm hiểu về Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.
CHUỖI SỰ KIỆN NỔI BẬT CỦA CHƯƠNG TRÌNH NHẬN DIỆN HÀNG VIỆT NAM - TỰ HÀO HÀNG VIỆT NAM 2019 VÀ LỄ CHÀO MỪNG 10 NĂM THỰC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG “NGƯỜI VIỆT NAM ƯU TIÊN DÙNG HÀNG VIỆT NAM” CỦA NGÀNH CÔNG THƯƠNG |
-
Chiều ngày 10/5/2019, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, đã tham dự và cùng Thủ tướng Nepal Khát-ga Xác-ma Ôli đồng chủ trì Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Nepal tại trụ sở Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
-
Sáng ngày 11/5/2019, tại trụ sở Chính phủ, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Nepal Xác-ma Ô li, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An đã cùng với Thứ trưởng Bộ Công nghiệp, Thương mại và Cung ứng Nepal ký Ý định thư về việc đàm phán Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư giữa Việt Nam và Nepal.
-
Nằm ở phía Tây Nam của Việt Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 190km, cách thành phố Phnom Penh - Campuchia 120km, diện tích 3.537 km2, dân số gần 2,2 triệu người, An Giang là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của cả khu vực ĐBCSL, là cửa ngỏ giao thương quan trọng, kết nối vùng đất chín rồng với thành phố Hồ Chí Minh và các nước Đông Nam Á.
-
Đồng Tháp là vựa nông sản với nhiều loại đặc sản như lúa gạo, cá tra, trái cây chất lượng cao. Nông phẩm sản xuất hàng năm không chỉ cung cấp cho nhu cầu của người dân trong nước mà còn được xuất khẩu đến nhiều quốc gia và không ngừng tăng trưởng trong thời gian qua.