Khởi động các kết nối hàng hải mới giữa Việt Nam và Ba Lan
Trong thời gian qua, quan hệ song phương Việt Nam - Ba Lan không ngừng được củng cố trên mọi lĩnh vực, nhất là quan hệ thương mại và đầu tư. Cả hai nước đều có thế mạnh trong lĩnh vực nông nghiệp, nhưng sản phẩm của hai bên về cơ bản không cạnh tranh trực tiếp mà bổ sung cho nhau.
Ảnh minh họa
Ba Lan hiện có nhu cầu lớn về những mặt hàng thuộc thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam như: gạo, cá tra, cá basa, tôm, xoài, dứa, chanh leo, cà phê, hạt điều… Trong khi đó, Ba Lan có thể cung cấp cho Việt Nam nhiều mặt hàng như thực phẩm tươi và chế biến, trái cây tươi và đóng hộp, chiết xuất trái cây đậm đặc, thịt bò, thịt cừu, thịt heo… có chất lượng cao, được sản xuất theo tiêu chuẩn của EU. Đây là những mặt hàng Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu khá lớn.
Với tiềm năng còn rất lớn, để mở rộng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam và Ba Lan, hoạt động vận tải hàng hải đóng vai trò rất quan trọng. Ngày 28/11, Cảng Gdańsk, cảng biển lớn nhất Ba Lan, đã tổ chức Hội nghị giao thương Việt Nam – Ba Lan (Business Mixer) tại TPHCM nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác trong ngành cảng biển và vận tải biển giữa hai nước.
Tại Hội nghị, Bà Dorota Pyć, Giám đốc điều hành, Cảng vụ Gdańsk cho biết, với vị trí chiến lược trên biển Baltic cùng các khoản đầu tư và hiện đại hóa đáng kể, Cảng Gdańsk đã phát triển thành một cửa ngõ quan trọng cho Trung và Đông Âu, cung cấp khả năng tiếp cận rất lớn với các thị trường và đối tác quan trọng của châu Âu; Bà cũng bày tỏ mong muốn đưa cảng Gdańsk thành cửa ngõ kết nối Việt Nam cũng như các nước Đông Nam Á với khu vực Trung và Đông Âu.
Ông Dominik Landa, Giám đốc bộ phận Chiến lược và Phát triển, Cảng vụ Gdańsk cho biết, trước đây hàng hóa của Việt Nam đi Ba Lan và ngược lại đều phải trung chuyển qua cảng tại Singapore. Với việc mở tuyến hàng hải trực tiếp từ Vũng Tàu tới cảng Gdańsk, thời gian và chi phí vận chuyển hàng hóa sẽ được giảm rất nhiều. Nhờ đó, hoạt động xuất nhập khẩu sẽ thuận lợi hơn và giúp thúc đẩy hoạt động giao thương giữa hai nước.
Thời gian tới, vào tháng 2/2025, các kết nối tàu biển mới giữa cảng Gdańsk và Vũng Tàu sẽ được khởi động, đánh dấu một kỷ nguyên mới trong hợp tác kinh tế Ba Lan - Việt Nam. Các dịch vụ hàng tuần của hãng tàu MSC gồm BRITANNIA (hướng Tây) và ALBATROS (hướng Đông) cũng như các dịch vụ bổ sung hàng tuần do liên minh GEMINI điều hành sẽ nâng cao đáng kể hiệu quả thương mại và quy mô giữa hai nước. Đây sẽ là tuyến hàng hải triển vọng cho sự kết nối vận tải giữa châu Á và châu Âu.
Khánh Huyền (VITIC) tổng hợp
-
Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, riêng trong tháng 10 năm 2024, xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Nhật Bản đã tăng 31% so với cùng kỳ, đạt gần 3,5 triệu USD. Con số này góp phần bù đắp lại lượng sụt giảm xuất khẩu sang Nhật Bản trong nửa đầu năm, nâng tổng giá trị xuất khẩu trong 10 tháng năm 2024 lên gần 28 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ.
-
Hội nghị “Tiềm năng và cơ hội của thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam” diễn ra vào sáng ngày 26/11. Tại Hội nghị, bà Lê Hoàng Oanh – Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) – cho biết: Những năm gần đây, thương mại điện tử xuyên biên giới có tốc độ phát triển nhanh chóng, nếu như năm 2021 nền tảng này đạt 1.900 tỷ USD thì năm 2023 đã đạt 2.300 tỷ USD và dự kiến đạt 7.938 tỷ USD vào năm 2030, tốc độ tăng trưởng trung bình tới 26,2%/năm.
-
Trong những năm gần đây, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Argentina đã có những bước phát triển ấn tượng, dù có sự biến động nhẹ về tổng kim ngạch thương mại qua các năm. Năm 2020, tổng kim ngạch thương mại song phương giữa hai quốc gia đạt 3,95 tỷ USD, mở đầu một giai đoạn hợp tác đầy triển vọng.
-
Quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Bồ Đào Nha trong những năm qua đã có sự phát triển mạnh mẽ, thể hiện qua mức tăng trưởng ấn tượng của kim ngạch thương mại. Từ năm 2020 đến năm 2023, tổng kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước đã đạt được những con số đáng chú ý, phản ánh sự hợp tác ngày càng chặt chẽ và đa dạng trên các lĩnh vực kinh tế.