Khai thác tiềm năng từ thương mại số góp phần tăng cường xuất khẩu hàng hóa
Ngày 19/6/2024, Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương), chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị quốc tế về xuất khẩu trực tuyến thông qua nền tảng thương mại điện tử Alibaba.com với chủ đề “Khẳng định vị thế - vươn tầm quốc tế”.
Hội nghị có sự tham dự của ông Hoàng Minh Chiến – Phó Cục trưởng, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương); bà Hồ Thị Quyên – Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh và ông Mike Zhang, Giám Đốc Quốc gia Alibaba.com Việt Nam, cùng hàng trăm doanh nghiệp là các nhà sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam.
Ông Hoàng Minh Chiến – Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mai (Bộ Công Thương) phát biểu tại Hội nghị (Ảnh: Sỹ Đồng) - Báo Công Thương
Theo số liệu thống kê từ Tổng Cục Hải quan, trong quý I/2024, giá trị xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam qua thương mại điện tử xuyên biên giới ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng chủ yếu là điện tử, dệt may, giày dép, nông sản, thủ công mỹ nghệ. Theo Nghị quyết của Chính phủ đến năm 2025, nền kinh tế số Việt Nam sẽ đóng góp khoảng 20% GDP quốc gia. Trong đó, thương mại điện tử được đánh giá là một trong những trụ cột quan trọng (doanh thu khoảng 35 tỷ USD), góp phần thúc đẩy nền kinh tế số Việt Nam. Thời gian qua, hoạt động thương mại số không ngừng được đẩy mạnh, tăng cường và đổi mới, nhằm thích ứng với tình hình mới, đã góp phần hỗ trợ cho doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, giao thương và xuất khẩu.
Tham dự hội nghị, các doanh nghiệp Việt Nam đã có cái nhìn rõ hơn về tiềm năng và cơ hội mà thương mại điện tử mang lại; đồng thời, nhanh chóng nắm bắt những kiến thức và kỹ năng cần thiết để đưa sản phẩm Việt Nam đến với thị trường toàn cầu qua thương mại điện tử xuyên biên giới.
Ông Mike Zhang, Giám Đốc Quốc gia Alibaba.com Việt Nam (Ảnh: Sỹ Đồng) - Báo Công Thương
Bộ Công Thương và Cục Xúc tiến thương mại cũng đã nghiên cứu, triển khai và điều chỉnh nhiều hoạt động xúc tiến thương mại để phù hợp hơn với tình hình thực tiễn; phối hợp với các đối tác trong nước và quốc tế tiến hành các hoạt động nhằm đồng hành với các doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất. Việc hỗ trợ doanh nghiệp đa dạng các kênh phát triển thị trường trong tình hình mới đang là ưu tiên hàng đầu của Bộ Công thương. Trong thời gian qua, nhiều hoạt động xúc tiến thương mại được tổ chức thông qua sàn thương mại điện tử đã mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nội địa:
-
Đơn cử, trong năm 2023 – 2024, Cục Xúc tiến thương mại đã phối hợp với sàn thương mại điện tử Alibaba.com xây dựng và vận hành “Gian Hàng Quốc gia Việt Nam - Vietnam Pavilion”. Gian hàng Quốc gia Việt Nam tập trung hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng hình ảnh, quảng bá thương hiệu sản phẩm; hỗ trợ hoạt động kết nối kinh doanh, tăng cường hiểu biết về sản phẩm và doanh nghiệp Việt Nam cho khách hàng quốc tế. Đồng thời, hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào thị trường quốc tế thông qua hình thức xúc tiến thương mại trong môi trường số với cơ hội tiếp cận hàng triệu khách hàng trên toàn thế giới thông qua mạng lưới khách hàng rộng lớn của Alibaba.
Cũng trong sự kiện này, đại diện Alibaba.com tại Việt Nam cũng giới thiệu một số công nghệ mới đang được tích hợp vào hệ thống thương mại điện tử Alibaba.com.Trong đó, ra mắt tính năng “Source by Region”. Đây là một tính năng sẽ ưu tiên hiển thị các nhà cung cấp từ các thị trường trọng điểm như Việt Nam ngay trên trang chủ của ứng dụng di động Alibaba.com, cho phép người mua tìm kiếm sản phẩm theo từng khu vực một cách thuận tiện. Việc nâng cấp này hứa hẹn gia tăng đáng kể sự hiện diện của các nhà cung cấp Việt Nam, mang đến cho họ cơ hội tiếp cận lượng lớn người mua tiềm năng - hơn 48 triệu người dùng hoạt động trên toàn thế giới.
Mặc dù còn nhiều khó khăn và thách thức nhưng không thể phủ nhận tầm quan trọng và giá trị mà sàn thương mại điện tử mang đến cho các doanh nghiệp trong việc thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu, giao thương hàng hóa với các thị trường đối tác. Trong thời gian tới, các bộ ban ngành nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng sẽ tiếp tục tận dụng lợi thế, khai thác thế mạnh từ lĩnh vực thương mại điện tử để tăng cường xuất khẩu hàng hóa thế mạnh sang các thị trường lớn trên toàn cầu.
Khánh Huyền (VITIC) tổng hợp
-
Kể từ khi thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, quan hệ truyền thống hữu nghị giữa Việt Nam và LB Nga phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực.
-
Brazil là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh. Năm 1989, hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, đến năm 2007, hai nước nâng cấp quan hệ lên tầm Đối tác toàn diện, với mong muốn triển khai hiệu quả quan hệ hợp tác song phương. Trong 35 năm qua, quan hệ giữa Việt Nam và Brazil đang ngày càng phát triển tích cực trên tất cả các lĩnh vực và đi vào chiều sau, thực chất hơn; quan hệ chính trị ngày càng gắn bó, tin cậy; quan hệ kinh tế thương mại ngày càng gia tăng và đạt được nhiều thành quả tốt đẹp.
-
Ngày 17/6/2024, tại Trụ sở Bộ Công Thương, Phiên họp lần V Hội đồng Thương mại tự do Việt Nam - Chile đã được tổ chức dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long và Thứ trưởng phụ trách Ngoại thương, Bộ Ngoại giao Chile Claudia Sanhueza.
-
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 18/6/2024 về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.