VITIC
Thị trường thế giới

Khai thác tiềm năng từ thị trường Senegal cho mặt hàng nông sản thực phẩm

18/10/2024 09:56

Senegal là thành viên của Liên minh kinh tế - tiền tệ Tây Phi (UEMOA) gồm 8 quốc gia nói tiếng Pháp và Cộng đồng kinh tế Tây Phi (ECOWAS) gồm 15 nước có biểu thuế nội khối ở mức 0%.


Ảnh: Moit.gov.vn

Đây là quốc gia Tây Phi có nền chính trị ổn định nhất trong khu vực, nền kinh tế mở, là nơi đặt trụ sở Ngân hàng các quốc gia Tây Phi, có cảng biển quốc tế Dakar và hệ thống đường sắt, là nơi trung chuyển hàng hóa trong tiểu vùng.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đạt 37,8 triệu USD, chủ yếu là hàng nông sản, thực phẩm. Trong 9 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Senegal đạt 26,5 triệu USD, bao gồm hạt tiêu (kim ngạch 9,5 triệu USD), hàng rau quả (3,34 triệu USD), gạo (1,24 triệu USD), bánh kẹo và sản phẩm ngũ cốc (1,6 triệu USD), thủy sản (851.074 USD), hàng hóa khác (9,95 triệu USD).

Các mặt hàng nhập khẩu chính của Senegal là các sản phẩm dầu mỏ thành phẩm, xe cộ, máy móc, kim loại cơ bản và gạo. Các nhà cung cấp chính của Senegal bao gồm Pháp, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Mặc dù Senegal thực hiện chính sách tự cấp lương thực từ nhiều năm nay song quốc gia này vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu về gạo trong nước, mỗi năm vẫn phải nhập khẩu từ 700-900 nghìn tấn. Bên cạnh mặt hàng gạo, Senegal còn mua nhiều sản phẩm dệt may, bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc, linh kiện phụ tùng xe máy, sắt thép các loại, hạt tiêu, sản phẩm làm từ sắn, sản phẩm bằng cao su, máy nông nghiệp… Điều này cho thấy các mặt hànnông sản của Việt Nam có rất nhiều cơ hội và tiềm năng phát triển tại thị trường này.

Thâm nhập sâu vào thị trường Senegal, hàng hóa Việt Nam không chỉ đáp ứng nhu cầu 18,6 triệu người tiêu dùng Senegal mà còn có cơ hội cung cấp cho các nước khác trong khối, nhất là các quốc gia láng giềng như Mali, Guinea Bissau, CH Guinea và Mauritania. Một thập kỷ sau khi phát hiện ra dầu khí ngoài khơi Senegal, hoạt động khai thác đã bắt đầu tiến hành tại dự án dầu khí đầu tiên của quốc gia này, với đối tác là một công ty của Australia. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), tăng trưởng GDP của Senegal dự kiến đạt 6% trong quý 4/2024.



 

Khánh Huyền (VITIC) tổng hợp

Tin cũ hơn
  • Mở ra cơ hội hợp tác thương mại cho doanh nghiệp Việt Nam và Ấn Độ
    Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ đã tham gia Triển lãm Thương mại Quốc tế Uttar Pradesh 2024 (UPITS 2024) diễn ra tại Trung tâm Triển lãm India Expo Mart, thành phố Greater Noida, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. Đoàn đại biểu Việt Nam gồm gần 60 doanh nhân và doanh nghiệp hàng đầu trong nhiều lĩnh vực đã tham gia sự kiện này, nhằm thúc đẩy giao thương, hợp tác kinh tế và tăng cường quảng bá hình ảnh quốc gia tại Ấn Độ.
  • Bộ Công Thương tăng cường quản lý xuất khẩu gỗ dán sang Hoa Kỳ
    Ngày 8/10/2024, Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2019/TT-BCT quy định về việc tạm ngừng kinh doanh chuyển khẩu, kinh doanh tạm nhập gỗ dán vào Việt Nam để tái xuất sang Hoa Kỳ.
  • Hội nghị giao thương trực tuyến Việt Nam-Tunisia mở ra cơ hội hợp tác thương mại cho doanh nghiệp hai nước
    Từ ngày 30/09 đến 04/10/2024, Thương vụ Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm Tunisia đã thực hiện chương trình công tác tại thủ đô Tunis để làm việc với các cơ quan hữu quan của nước này và phối hợp với Liên đoàn Công nghiệp, Thương mại và Thủ công Tunisia (UTICA) tổ chức Hội nghị giao thương trực tuyến kết nối doanh nghiệp hai bên. Ngày 3/10, Hội nghị giao thương trực tuyến được tổ chức với sự tham gia của đại diện một số bộ, ngành Tunisia và 60 doanh nghiệp hai nước.
  • Thái Lan khởi xướng điều tra chống bán phá giá với thép không gỉ cán nguội Việt Nam
    Thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, ngày 03/10/2024, Cục đã nhận được thông tin về việc Cục Ngoại Thương Thái Lan (Cơ quan điều tra) đăng công báo về việc khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam.
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 4.061.982