Khai thác tiềm năng hợp tác với các doanh nghiệp Nam Phi
Nhằm tăng cường quảng bá môi trường đầu tư, kinh doanh của thành phố Hà Nội; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, thúc đẩy hợp tác, phát triển kinh tế, đặc biệt hợp tác xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, xuất khẩu hàng hóa với thị trường, đối tác khu vực Châu Phi nói chung, đối tác Nam Phi nói riêng, ngày 29/10 thành phố Hà Nội phối hợp Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi tổ chức “Hội nghị Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Việt Nam-Nam Phi: “Điểm đến Hà Nội - Cơ hội và tiềm năng hợp tác”.
Đây là sự kiện quan trọng, là cơ hội tốt để tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch giữa thành phố Hà Nội và các đối tác Châu Phi.
Nguồn: BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ Chuyên trang Thủ Đô Hà Nội
Theo số liệu từ thành phố Hà Nội, về thương mại, kim ngạch xuất khẩu năm 2023 của Hà Nội sang Nam Phi đạt 23,4 triệu USD (chiếm tỷ trọng 0,14% tổng kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội năm 2023); 9 tháng đầu năm 2024 đạt 18,8 triệu USD (chiếm tỷ trọng 0,13% tổng kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội). Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu của Hà Nội khá lớn, năm 2023 từ thị trường Nam Phi đạt 116,9 triệu USD (chiếm tỷ trọng 0,3% tổng kim ngạch nhập khẩu của Hà Nội năm 2023); 9 tháng đầu năm 2024 đạt 487,4 triệu USD (chiếm tỷ trọng 1,6% tổng kim ngạch nhập khẩu của Hà Nội).
Tại hội nghị, các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Nam Phi đã có cơ hội tìm hiểu môi trường đầu tư, kinh doanh, chính sách thu hút, ưu đãi đầu tư khi sản xuất, kinh doanh tại Hà Nội. Nhiều đại biểu bày tỏ sự quan tâm tới những cơ hội hợp tác với Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. Sự kiện cũng giới thiệu các sản phẩm thương mại, làng nghề chủ lực, các điểm đến văn hóa, du lịch đặc sắc, ẩm thực hấp dẫn của Hà Nội, thu hút sự quan tâm của các đối tác Nam Phi.
Phía Nam Phi cũng bày tỏ mong muốn đẩy mạnh một số tiềm năng hợp tác với Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung, đặc biệt là các cơ hội sẽ đến từ các lĩnh vực sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển, chẳng hạn như khoáng sản, chế biến nông sản, phát triển công nghệ ICT, cũng như các dịch vụ, các ngành dịch vụ đang phát triển.
Theo thông tin từ Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội (HPA), trong những năm gần đây, Hà Nội là điểm đến hấp dẫn và ổn định tại châu Á đối với nhiều doanh nghiệp. Thời gian qua, Thành phố không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng điều hành, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội nói riêng và của Việt Nam nói chung.
Khánh Huyền (VITIC) tổng hợp
-
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE), chiều ngày 28/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Phó Tổng thống kiêm Thủ tướng UAE Sheikh Mohammed bin Rashid Al Maktoum. Hai nhà Lãnh đạo đã chứng kiến lễ ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện (CEPA), Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đầu tiên của Việt Nam với một nước Ả-rập.
-
Sáng ngày 24/10, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo giao thương giữa đoàn doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Ả Rập. Buổi B2B Matching do Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) phối hợp với Trung tâm Giao lưu Văn hóa và Xúc tiến thương mại Việt Nam - Ả Rập tổ chức nhằm mục đích thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Ả Rập.
-
Năm 2023, Việt Nam và Hà Lan kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Trong chặng đường vun đắp và phát triển mối quan hệ song phương, hai bên đã nỗ lực thúc đẩy hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực, mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực mới tiềm năng, không chỉ về kinh tế, thương mại, đầu tư mà còn tập trung vào ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng đến mục tiêu xây dựng nền kinh tế bền vững, hiệu quả. Năm 2019, lãnh đạo hai nước nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên mức Đối tác toàn diện, mở ra chương mới cho sự hợp tác và phát triển của hai nước trong tương lai.
-
Senegal là thành viên của Liên minh kinh tế - tiền tệ Tây Phi (UEMOA) gồm 8 quốc gia nói tiếng Pháp và Cộng đồng kinh tế Tây Phi (ECOWAS) gồm 15 nước có biểu thuế nội khối ở mức 0%. Đây là quốc gia Tây Phi có nền chính trị ổn định nhất trong khu vực, nền kinh tế mở, là nơi đặt trụ sở Ngân hàng các quốc gia Tây Phi, có cảng biển quốc tế Dakar và hệ thống đường sắt, là nơi trung chuyển hàng hóa trong tiểu vùng.