Khai mạc Hội chợ quốc tế Alger 2019
Với chủ đề «Algeria : Đa dạng hóa nền kinh tế và những cơ hội thiết lập quan hệ đối tác», hội chợ năm nay kéo dài đến hết ngày 23/6/2019.
Các gian hàng chiếm tổng diện tích 22.046 m2 trong đó doanh nghiệp nước ngoài thuê 2.090 m2. Trên tổng số 501 cơ quan, doanh nghiệp tham gia, có 140 doanh nghiệp nước ngoài.
Nhân dịp này, nhiều hội thảo về các chủ đề khác nhau được tổ chức bên lề Hội chợ.
Năm nay, Việt Nam có doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng thủ công mỹ nghệ tham dự. Khu gian hàng Việt Nam đã vinh dự được Tổng thống và Bộ trưởng Thương mại Algeria đến thăm, đồng thời thu hút sự quan tâm của nhiều khách hàng.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 5 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Algeria đạt 83,24 triệu USD. Những mặt hàng xuất khẩu chính của nước ta hiện nay là cà phê, đạt 30.559 tấn, kim ngạch 49,47 triệu USD, kim loại thường và sản phẩm 8,22 triệu USD, điện thoại di động và linh kiện 6,84 triệu USD, thủy sản 3,95 triệu USD, sản phẩm hóa chất 2,45 triệu USD, gạo 1,2 triệu USD, hạt tiêu 0,94 triệu USD...
-
Hỗ trợ doanh nghiệp đưa hàng Việt vào chuỗi cung ứng AEON nói riêng và thị trường Nhật Bản nói chung là cơ hội để doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực kinh doanh một cách bài bản, chuyên nghiệp. Tuy nhiên, cùng với sự hỗ trợ của các ngành chức năng, các doanh nghiệp phải nỗ lực để có thể tiếp cận chuỗi cung ứng toàn cầu này.
-
Sau Vương quốc Bỉ, ngày 20/6/2019, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và đoàn công tác tiếp tục làm việc tại I-ta-lia trong khuôn khổ chuyến làm việc tại châu Âu. Tại I-ta-lia, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã gặp Ông Andrea Cioffi, Thứ trưởng Bộ Phát triển kinh tế I-ta-lia nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế song phương và khu vực.
-
Tiếp theo chuyến công tác tại liên minh châu Âu, ngày 19 tháng 6 năm 2019, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã có buổi gặp với Cao uỷ phụ trách Thương mại, bà Cecilia Malstrom nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác với EU, đặc biệt là thông qua việc ký kết và phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư giữa Việt Nam EU (IPA).
-
Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những tháng đầu năm 2019 gặp nhiều diễn biến bất lợi về thị trường. Ngoại trừ thị trường Phi-líp-pin, các thị trường nhập khẩu gạo lớn, truyền thống như Trung Quốc, Indonesia và Bangladesh đều đồng loạt giảm nhập khẩu trong nửa đầu năm và dự báo sẽ là cả năm 2019 với những lý do khác nhau: tồn kho vụ cũ cao ở Trung Quốc, năm bầu cử ở Indonesia hay khôi phục sản xuất sau lũ lụt ở Bangladesh.