Hướng dẫn quy trình thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Ấn Độ
Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ lần đầu vượt 13 tỷ USD trong năm 2021, đưa Ấn Độ trở thành đối tác thương mại đứng thứ 8 của Việt Nam. Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng của hai nước, một trong những nguyên nhân quan trọng là thiếu sự hiện diện của doanh nghiệp Việt Nam tại Ấn Độ.
Thực tế cho thấy, nếu không có sự hiện diện thể nhân tại Ấn Độ, doanh nghiệp Việt Nam thường khó tìm kiếm được đối tác lớn uy tín và thường bị thua thiệt trong các vụ việc tranh chấp thương mại.
Để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõ hơn về tiềm năng thị trường cũng như quy định pháp luật và thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Ấn Độ. Thương vụ - Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ sẽ phối hợp với Văn phòng luật sư, Công ty trợ giúp pháp lý, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hội đồng Xúc tiến thương mại, Xuất nhập khẩu Ấn Độ tổ chức chuỗi sự kiện giới thiệu thông tin về thị trường, xúc tiến thương mại - đầu tư tại Ấn Độ, nhân dịp kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước 1972 - 2022.
Sau chương trình đầu tiên về chính sách thu hút FDI của Ấn Độ, các loại hình doanh nghiệp nước ngoài tại Ấn Độ và hệ thống thuế tại Ấn Độ, Thương vụ tổ chức chương trình tiếp theo có có chủ đề “Hướng dẫn thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh/văn phòng đại diện Việt Nam tại Ấn Độ”. Diễn giả chính của chương trình là ông Aditya Shankar, luật sư tại Tòa án tối cao Ấn Độ, Trưởng văn phòng luật sư Aditya Shankar tại New Delhi.
Đến với hội thảo, người tham dự có thể tìm được câu trả lời cho các vấn đề: Vì sao doanh nghiệp Việt Nam phải có hiện diện tại Ấn Độ; các bước cụ thể để thành lập một loại hình doanh nghiệp nhất định tại Ấn Độ; doanh nghiệp Việt Nam nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào để thành lập tại Ấn Độ; các vấn đề cần lưu ý, các loại giấy phép cần thiết doanh nghiệp phải chuẩn bị để nộp cho cơ quan chức năng Ấn Độ; cách để đăng ký mã số thuế, cách đăng ký mã số doanh nghiệp; cách điền các biểu mẫu; quy định của Ngân hàng Trung ương Ấn Độ về việc mở tài khoản đối với doanh nghiệp nước ngoài…
Kính mời doanh nghiệp, nhà nghiên cứu, sinh viên các trường đại học và các cá nhân quan tâm tham dự Hội thảo theo chương trình dự kiến như sau:
Thời gian: 16:30-17:30 (giờ Việt Nam) thứ Bảy, ngày 19/2/2022.
Hình thức: Trực tuyến trên nền tảng Zoom Meeting
Ngôn ngữ: tiếng Anh có phiên dịch tiếng Việt.
Đăng ký tham dự: Hội thảo miễn phí nhưng người tham gia phải phải đăng ký trước theo link Google form sau:
Link Webinar: https://zoom.us/j/91975403252?pwd=cXk5dzRVckUxRDBreFJYQy81eXYrdz09
-
Trong khi nhập khẩu linh kiện phụ tùng ô tô từ thị trường lớn Hàn Quốc và EU giảm thì nhập khẩu từ phần lớn các thị trường khác trong tháng 01/2022 kim ngạch đều tăng so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt là nhập khẩu từ Nga tăng cao (3.897%).
-
Hiệp hội Lương thực Việt Nam dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2022 vẫn đạt mức trên 6 triệu tấn, tương đương hai năm liền trước.
-
Ngày 17 tháng 02 năm 2022, Bộ Công Thương nhận được thông tin từ tỉnh Lào Cai và Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Côn Minh, Trung Quốc về việc huyện Hà Khẩu (Trung Quốc) thông báo ngừng hoạt động nhập khẩu hàng hoá do phát hiện ca nhiễm Covid-19 trong nội địa.
-
Năm 2021 có nhiều biến động lớn, sau làn sóng dịch Covid-19 đầu tiên, các doanh nghiệp ngành gỗ đã nhận rất nhiều đơn hàng nhưng gặp nhiều khó khăn như: Nguyên liệu gỗ, phụ kiện