Hướng dẫn mới về đăng ký doanh nghiệp
Từ 1/5/2021, các quy định về đăng ký doanh nghiệp được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT do Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới ban hành.
Ảnh minh họa
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, ngày 04/01/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Căn cứ quy định tại Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã khẩn trương xây dựng Thông tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp, thay thế Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp và Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT ngày 08/01/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT để phù hợp với khung pháp lý mới.
Cụ thể, Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ một số biểu mẫu về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh để phù hợp với các quy định mới của Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Nghị định số 01/2021/NĐ-CP.
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao tại khoản 5 Điều 38 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, Thông tư đã hướng dẫn chi tiết thi hành một số nội dung về chuẩn hóa, chuyển đổi dữ liệu về đăng ký doanh nghiệp làm cơ sở pháp lý cho các địa phương triển khai thực hiện. Đồng thời, làm rõ một số nội dung còn vướng mắc đã được ghi nhận trong quá trình thực thi Thông tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp trong thời gian qua, góp phần hoàn thiện khung pháp lý về đăng ký doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong quá trình gia nhập thị trường và hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thông tư ban hành nhằm đạt được hai mục tiêu cơ bản. Một là, ban hành hệ thống biểu mẫu đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh theo khung pháp lý mới, đảm bảo rõ ràng, minh bạch, thuận lợi cho cả doanh nghiệp và Cơ quan đăng ký kinh doanh. Hai là, hướng dẫn chi tiết thi hành khoản 5 Điều 38 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP quy định về chuẩn hóa, chuyển đổi dữ liệu đăng ký doanh nghiệp.
Thông tư bao gồm 07 Điều và Phụ lục kèm theo. Phụ lục bao gồm hệ thống 102 biểu mẫu sử dụng trong đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh. Hệ thống biểu mẫu được chia thành 8 nhóm, cụ thể: Nhóm 1: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp và Danh sách kèm theo; Nhóm 2: Thông báo và văn bản khác do doanh nghiệp phát hành; Nhóm 3: Mẫu văn bản quy định cho hộ kinh doanh; Nhóm 4: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh; Nhóm 5: Thông báo và các văn bản khác của Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh; Nhóm 6: Mẫu văn bản quy định cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện; Nhóm 7: Mẫu văn bản quy định cho tổ chức, cá nhân; Nhóm 8: Phụ lục khác.
Thông tư 01 có hiệu lực thi hành từ 1/5/2021.
-
Đây là đề xuất của Bộ Tài chính tại dự thảo Thông tư hướng dẫn thuế và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, để đảm bảo phù hợp thực tế, đảm bảo quyền lợi của người nộp thuế, đặc biệt là trong thời gian dịch bệnh COVID-19.
-
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Thông tư hướng dẫn thuế và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Theo đó, dự thảo bổ sung một số lĩnh vực ngành nghề chưa được hướng dẫn cụ thể trong Biểu thuế giá trị gia tăng đã phát sinh vướng mắc trong thời gian qua.
-
Đây là đề xuất của Bộ Tài chính tại dự thảo Thông tư quy định lập, quản lý, sử dụng kinh phí để đảm bảo các chi phí phát sinh trong quá trình thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; trong quá trình thẩm định hồ sơ thông báo tập trung kinh tế; trong quá trình điều tra các vụ việc cạnh tranh và trong tố tụng cạnh tranh.
-
Đây là đề xuất của Bộ Tài chính tại dự thảo Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế đang được lấy ý kiến góp ý rộng rãi của nhân dân.