VITIC
Thị trường thế giới

Hướng dẫn doanh nghiệp tham gia bản đồ xúc tiến thương mại sản phẩm nông sản Việt Nam

09/12/2024 10:40

Ngày 6/12, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã tổ chức khóa “Tập huấn hướng dẫn doanh nghiệp tham gia bản đồ xúc tiến thương mại sản phẩm nông sản Việt Nam” thuộc nhiệm vụ “Tăng cường năng lực xuất khẩu các sản phẩm tiềm năng sang thị trường EU thông qua bản đồ xúc tiến thương mại sản phẩm nông sản Việt Nam”.

 
Nguồn ảnh: Bộ Công Thương
 

Phát biểu khai mạc tại buổi tập huấn, ông Nguyễn Văn Nin, Phó trưởng Phòng Kỹ thuật Trung tâm INTEC, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết: “EVFTA là một trong những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với tầm ảnh hưởng lớn, mang lại cơ hội phát triển chưa từng có cho các doanh nghiệp Việt Nam. Với hiệp định này, hơn 99% dòng thuế xuất khẩu vào EU được xóa bỏ theo lộ trình, giúp các sản phẩm chủ lực của Việt Nam như nông sản, thủy sản, dệt may… có lợi thế cạnh tranh”.

 
Buổi tập huấn là cơ hội để doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong Thành phố Hà Nội trao đổi kinh nghiệm và tìm kiếm cơ hội hợp tác mới, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại số đầy tiềm năng, thông qua bản đồ xúc tiến thương mại sản phẩm nông sản Việt Nam. Đồng thời tạo cơ sở quan trọng để đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia thuộc khối liên minh EU thông qua hiệp định EVFTA.
 
Tại buổi tập huấn, Tiến sĩ Trần Nguyên Các - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Tổ chức kinh tế số đã chỉ ra nhiều cơ hội khi các doanh nghiệp nông sản Việt thâm nhập vào thị trường EU. Ông cho biết, EVFTA khuyến khích ngành nông sản Việt Nam cải thiện chất lượng sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn EU, qua đó nâng cao giá trị thương hiệu. Ngoài ra, các sản phẩm nông sản Việt Nam tiếp cận các chứng nhận như GI (chỉ dẫn địa lý), Organic và các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của EU, đảm bảo tiếp cận các tiêu chuẩn chất lượng cao của EU, từ đó nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản Việt Nam.
 
Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Tổ chức kinh tế số chỉ ra thực trạng rằng, tỷ trọng thị trường EU trong xuất khẩu chung của Việt Nam còn khiêm tốn, ví dụ như EU chỉ khoảng 12,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tỷ lệ tận dụng ưu đãi dù đã tăng nhưng chưa như kỳ vọng, như với EVFTA chỉ đạt gần 26% (năm 2022). Doanh nghiệp FDI vẫn chiếm tỷ trọng đa số trong kim ngạch xuất khẩu. Ngoài ra, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu dưới dạng thô, chưa xây dựng được nhiều thương hiệu tại thị trường các nước FTA.
 
Bên cạnh đó, đối với Việt Nam, yêu cầu cao về chất lượng, bảo vệ sức khỏe con người và thương mại, phát triển bền vững (bảo vệ môi trường, bảo đảm các quyền lợi của người lao động, truy xuất nguồn gốc, trách nhiệm xã hội)…
 
Từ đó, Tiến sĩ Trần Nguyên Các đã nêu lên 4 thách thức của nông sản Việt khi tiến vào thị trường EU.
 
Thứ nhất, nông sản Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các quốc gia xuất khẩu khác, đặc biệt là trong việc đáp ứng yêu cầu khắt khe về chất lượng và tiêu chuẩn của EU.
 
Thứ hai, yêu cầu về chất lượng và truy xuất nguồn gốc nông sản. EU có các quy định nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn chất lượng và yêu cầu truy xuất nguồn gốc, điều này đòi hỏi nông dân và doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cấp quy trình sản xuất.
 
Thứ ba, việc tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng cao và chứng nhận quốc tế đòi hỏi đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng, công nghệ và nguồn lực lao động có kỹ năng.
 
Cuối cùng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành nông sản có thể gặp khó khăn trong việc đáp ứng yêu cầu về quy mô sản xuất lớn và ổn định để xuất khẩu sang EU.
 
Trước những thách thức trên, đòi hỏi các doanh nghiệp nông sản Việt Nam phải sớm đổi mới toàn diện trên tất cả các khâu, từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ, trong đó tập trung đổi mới công nghệ, minh bạch về truy xuất nguồn gốc… để nhanh chóng tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.
 
Điều này cần sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc tiếp cận nhanh chóng và hiệu quả với những quy định của EVFTA để từ đó hoàn thiện các khâu sản xuất, chế biến...


 

Thuỳ Ngân (VTIC) thực hiện

Tin cũ hơn
  • Thúc đẩy hợp tác thương mại Việt Nam – Áo
    Ngày 3/12/2024, Phòng Kinh tế Liên bang Áo (WKO) đã tổ chức Chương trình Ngày Châu Á cho các doanh nghiệp Áo giao lưu với tất cả các Tham tán Thương mại của Áo tại các nước Châu Á - Thái Bình Dương, Sứ quán các nước Châu Á tại Áo cũng như các chuyên gia, hiệp hội của Áo và các tổ chức quốc tế.
  • Các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng CPTPP tham gia sâu vào chuỗi cung ứng
    Ngày 2/12 vừa qua, tại Hà Nội đã diễn ra Toạ đàm “Gia nhập chuỗi cung ứng của doanh nghiệp FDI – Tăng hiệu quả tận dụng CPTPP” do Tạp chí Công Thương tổ chức theo hình thức trực tuyến.
  • Hoạt động thương mại giữa Việt Nam với thị trường Mexico trong tháng 11/2024
    Năm 2023, đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu (XK) của Mexico là nhóm (Các loại xe khác ngoài toa xe lửa hoặc xe điện, và các bộ phận và phụ kiện của chúng) đạt 156,46 tỷ USD tăng 15% so năm 2022; tiếp theo là nhóm (Máy móc và thiết bị điện cùng các bộ phận của chúng; máy ghi âm và phát lại âm thanh, tivi ...) đạt 103,4 tỷ USD tăng 6,2% so năm 2022;
  • Hoạt động thương mại giữa Việt Nam với thị trường Brunei trong tháng 11/2024
    Năm 2024 tổng kim ngạch XK của Brunei đạt 3,18 tỷ USD vào quý 1/2024, tăng 9,91% so cùng kỳ 2023; Đứng đầu về kim ngạch XK là nhóm (Nhiên liệu khoáng, dầu khoáng và các sản phẩm chưng cất của chúng; chất bitum; khoáng sản . . .) đạt 2,44 tỷ USD tăng 7,48% qu cùng kỳ năm 2023; tiếp đến là nhóm (Hóa chất hữu cơ…) đạt 28,09% so cùng kỳ 2023;
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 4.099.017