Hoạt động thương mại giữa Việt Nam với thị trường Úc trong tháng 6/2024
Úc có GDP bình quân đầu người thuộc nhóm cao nhất thế giới. Trong đó, ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong GDP (65% tổng GDP), mặc dù nông nghiệp (chiếm 2% GDP) và khai khoáng (chiếm 13,5% GDP) đóng góp đáng kể vào xuất khẩu. Các ngành khác bao gồm: sản xuất (chiếm 11%) và xây dựng (chiếm 9,5%).
Tổng sản phẩm quốc nội của Úc tăng trưởng đều cho thấy đây là một quốc gia ổn định. Úc là một trong những quốc gia có tổng sản phẩm quốc nội/GDP lớn nhất thế giới và do đó cũng là một trong những nền kinh tế lớn. Quốc gia này là một trong số ít quốc gia không bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Theo thống kê tại statista.com, GDP của Úc năm 2023 đạt 1,74 nghìn tỷ USD, ước tính năm 2024 sẽ đạt 1,79 tỷ USD và dự kiến đến năm 2029 sẽ đạt khoảng 2,21 tỷ USD
+ Lạm phát: Ở Úc, chỉ số CPI hàng tháng đo lường những thay đổi hàng tháng về giá của "giỏ hàng" hàng hóa và dịch vụ chiếm tỷ trọng chi tiêu cao trong nhóm các hộ gia đình ở thành thị. Các danh mục quan trọng nhất trong chỉ số giá tiêu dùng là nhà ở (chiếm 23% tổng trọng số), thực phẩm và đồ uống không cồn (17%), giao thông (11%), đồ nội thất, thiết bị và dịch vụ gia đình (9%), rượu và thuốc lá (9%), giải trí và văn hóa (9 phần trăm), y tế (7%) và bảo hiểm và dịch vụ tài chính (6%). Quần áo và giày dép, giáo dục và truyền thông chiếm 10% tổng trọng số còn lại.
Quý 1/2024, tỷ lệ lạm phát của Úc là 3,6%, giảm so với mức 4,1% cùng kỳ năm ngoái. Đây là con số thấp nhất kể từ quý 4/2021, vì lạm phát hàng hóa giảm trong quý thứ sáu liên tiếp và lạm phát dịch vụ chậm lại trong quý thứ ba liên tiếp.
Đến tháng 5/2024, chỉ số CPI hàng tháng của Úc tăng 4,0%, nhanh hơn mức 3,6% trong tháng 4/2024, với giá cả tăng nhanh đối với cả nhà ở, đáng chú ý là điện (6,5% so với 4,2% của tháng 4; giao thông (4,9% so với 4,2%), cụ thể là nhiên liệu ô tô (9,3% so với 7,4%). Áp lực tăng thêm cũng đến từ thực phẩm và đồ uống có cồn (3,3% so với 3,8%), rượu và thuốc lá (6,7% so với 6,5%), quần áo và giày dép (2,8% so với 2,4%), y tế (6,1% so với 6,1%), truyền thông (0,7% so với 2,0%) và giáo dục (5,2% so với 5,2%) và giải trí và văn hóa (2,0% so với -1,3%). Như vậy, lạm phát vẫn nằm ngoài phạm vi mục tiêu 2-3% của Úc.
+ Tỷ lệ thất nghiệp: Tỷ lệ thất nghiệp ở Úc đo lường số lượng người đang tích cực tìm kiếm việc làm theo tỷ lệ phần trăm của lực lượng lao động. Tháng 6/2024, tỷ lệ thất nghiệp theo mùa của Úc là 4,1%, tăng so với con số 4,0% của tháng 5/2024. Số lượng cá nhân thất nghiệp tăng 9,7 nghìn người lên 608,2 nghìn người, vì những người tìm kiếm việc làm bán thời gian tăng 7,5 nghìn lên 206,4 nghìn và những người tìm kiếm việc làm toàn thời gian tăng 2,2 nghìn lên 401,8 nghìn. Tỷ lệ thiếu việc làm giảm từ 6,7% trong tháng 5/2024 xuống còn 6,5% trong tháng 6/2024.
- Xem chi tiết tại đây;
Thanh Hằng (VITIC) tổng hợp
-
Peru có lịch sử tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, nhưng xu hướng đó đã chậm lại trong những năm gần đây do đại dịch COVID-19, bất ổn chính trị và xung đột xã hội. Tăng trưởng GDP năm 2022 là 2,68% và giảm xuống 0,55% vào năm 2023. Tỷ lệ tăng trưởng kép GDP hàng năm trong giai đoạn 5 năm 2018-2023 của Peru ở mức 1,8%.
-
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sắc đỏ áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong tuần giao dịch vừa qua (22-28/7). Toàn bộ 10 mặt hàng nhóm kim loại đều giảm giá, trong đó, kim loại quý đã bước sang tuần thứ ba suy yếu liên tiếp. Thị trường cà phê cũng ghi nhận một tuần giao dịch nhiều biến động,
-
Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng cùng nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc vùng hạ lưu sông Mekong. Hai nước có vị trí địa chính trị vô cùng quan trọng, là tâm điểm kết nối khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Trong những năm qua, quan hệ Việt Nam - Campuchia đang ngày càng phát triển tốt đẹp, đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả trên các lĩnh vực.
-
Việt Nam và Timor Leste mới thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 2002. Mặc dù là quan hệ mới nhưng hai quốc gia đã có những bước phát triển đáng kể. Hai nước duy trì trao đổi đoàn các cấp, đồng thời duy trì tiếp xúc cấp cao nhân dịp các Hội nghị của ASEAN.