Hoạt động thương mại giữa Việt Nam với thị trường Úc trong tháng 11/2024
Với diện tích khoảng 7,7 triệu km2 (đứng thứ 6 thế giới), nằm biệt lập, không có đường biên giới trên đất liền với bất kỳ quốc gia/vùng lãnh thổ nào và được bao quanh bởi Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, Úc được xem là một “lục địa đảo”, rất thuận lợi trong việc giao thương, trao đổi hàng hóa bằng đường biển với Úc
Trong nhiều năm qua, Australia vẫn được biết đến là một trong những quốc gia có hoạt động trao đổi thương mại sôi động trên thế giới. Là quốc gia rất giàu tài nguyên khoáng sản như than đá, sắt, đồng, thiếc, vàng, bạc, bô-xít, uranium, niken, tungsten, cát sa khoáng, chì, kẽm, kim cương, khí tự nhiên, dầu mỏ… nên Úc có thế mạnh trong xuất khẩu các mặt hàng khai khoáng này.
Theo số liệu của Trademap, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Úc trong 10 tháng năm 2024 đạt 286,5 tỷ USD và nhập khẩu đạt 237,5 tỷ USD. Theo đó, thặng dư thương mại của Úc trong giai đoạn này đạt 49 tỷ USD.
Từ quy mô thương mại nói trên có thể thấy Úc là một trong những thị trường lớn trên thế giới. Với trị giá nhập khẩu lớn cùng sự tăng trưởng nhập khẩu liên tục, Úc là thị trường mà các nhà xuất khẩu hướng đến mạnh mẽ. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Úc trong 10 tháng năm 2024 tăng 2,94% so với cùng kỳ năm ngoái, ước cả năm 2024 sẽ tăng 3,24% so với năm 2023.
Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc là bốn nguồn cung chính của Úc. Kim ngạch nhập khẩu từ bốn quốc gia này đã chiếm 48,32% tổng nhập khẩu nhập khẩu hàng hóa của Úc trong 10 tháng năm 2024. Trong đó, Trung Quốc là nguồn cung lớn nhất với kim ngạch nhập khẩu 10 tháng năm nay từ Trung Quốc đạt gần 59,34 tỷ USD, chiếm 25,16% tỷ trọng trong cơ cấu các nguồn cung của Úc. Đứng thứ hai là Hoa Kỳ với kim ngạch nhập khẩu 10 tháng năm nay từ Hoa Kỳ đạt xấp xỉ 27,83 tỷ USD, chiếm 11,72% tỷ trọng. Tương tự kim ngạch nhập khẩu từ Nhật Bản chiếm 5,76% tỷ trọng và từ Hàn Quốc chiếm 5,68% tỷ trọng.
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam với thị trường trong tháng
Mặc dù xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Úc có xu hướng tăng nhưng Việt Nam vẫn đang thâm hụt thương mại. Tính trong 10 tháng 2024, thâm hụt thương mại ở mức 914,8 triệu USD.
- Xem chi tiết tại đây;
Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mai
-
Trong thời gian qua, quan hệ song phương Việt Nam - Ba Lan không ngừng được củng cố trên mọi lĩnh vực, nhất là quan hệ thương mại và đầu tư. Cả hai nước đều có thế mạnh trong lĩnh vực nông nghiệp, nhưng sản phẩm của hai bên về cơ bản không cạnh tranh trực tiếp mà bổ sung cho nhau.
-
Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, riêng trong tháng 10 năm 2024, xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Nhật Bản đã tăng 31% so với cùng kỳ, đạt gần 3,5 triệu USD. Con số này góp phần bù đắp lại lượng sụt giảm xuất khẩu sang Nhật Bản trong nửa đầu năm, nâng tổng giá trị xuất khẩu trong 10 tháng năm 2024 lên gần 28 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ.
-
Hội nghị “Tiềm năng và cơ hội của thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam” diễn ra vào sáng ngày 26/11. Tại Hội nghị, bà Lê Hoàng Oanh – Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) – cho biết: Những năm gần đây, thương mại điện tử xuyên biên giới có tốc độ phát triển nhanh chóng, nếu như năm 2021 nền tảng này đạt 1.900 tỷ USD thì năm 2023 đã đạt 2.300 tỷ USD và dự kiến đạt 7.938 tỷ USD vào năm 2030, tốc độ tăng trưởng trung bình tới 26,2%/năm.
-
Trong những năm gần đây, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Argentina đã có những bước phát triển ấn tượng, dù có sự biến động nhẹ về tổng kim ngạch thương mại qua các năm. Năm 2020, tổng kim ngạch thương mại song phương giữa hai quốc gia đạt 3,95 tỷ USD, mở đầu một giai đoạn hợp tác đầy triển vọng.