Hoạt động thương mại giữa Việt Nam với thị trường Singapore trong tháng 6/2024
Singapore là một trong những nền kinh tế có sự phát triển vượt bậc trong khu vực ASEAN. Với nền kinh tế mạnh mẽ và sự đổi mới liên tục, Singapore từ một quốc gia nhỏ bé trở thành một trong những trung tâm tài chính và kinh doanh hàng đầu thế giới, thu hút nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp từ khắp nơi trên thế giới.
Trong quý 2/2024, kinh tế Singapore đạt tốc độ tăng trưởng 0,4%, cao hơn mức tăng trưởng 0,3% trong quý 1/2024, vượt qua dự báo của thị trường là tăng trưởng 2,7%, đánh dấu tốc độ tăng trưởng theo quý nhanh nhất trong một năm rưỡi.
Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát của Singapore trong tháng 5/2024 ở mức 3,1%, cao hơn so với mức lạm phát 2,7% trong tháng trước và cao hơn mức dự báo tăng 3% trước đó. Áp lực tăng chính đến từ thực phẩm (2,8% trong tháng 5/2024 so với 2,8% vào tháng 4); nhà ở và tiện ích (3,8% so với 4,0%); giao thông (2,9% so với 0,9%); giải trí và văn hóa (5,0% so với 4,5%); giáo dục (3,3% so với 3,3%)… Tỷ lệ lạm phát tại Singapore ước tính ở mức 2,9% trong tháng 6/2024. Về lâu dài, lạm phát tại Singapore dự kiến sẽ có xu hướng quanh mức 2,4% vào năm 2025 và 2,8% vào năm 2026.
Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), kim ngạch xuất khẩu hàng của Singapore trong 4 tháng đầu năm 2024 đạt 165,05 tỷ USD, tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước. Đứng đầu là Máy móc, thiết bị điện, điện tử âm thanh, tivi..., và Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy móc và thiết bị cơ khí, đạt kim ngạch lần lượt là 55,64 triệu USD và 29,69 triệu USD. Ở chiều ngược lại, Singapore nhập khẩu hàng hóa của từ các nước trên thế giới đạt 148,21 tỷ USD, tăng 7,53% so với cùng kỳ năm 2023. Đứng đầu là Máy móc, thiết bị điện và âm thanh, tivi... và nhiên liệu, dầu khoáng và các sản phẩm. khoáng sản ... với kim ngạch nhập khẩu lần lượt đạt 44,99 triệu USD tăng 7,86%; và 30,82 triệu USD tăng 6,93% so 4 tháng đầu năm 2023.
Hiện Việt Nam là thị trường xuất khẩu lớn thứ 10 và là nguồn cung hàng hóa lớn thứ 21 của Singapore trên thế giới. Tại khu vực ASEAN, Việt Nam là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 (sau Malaysia, Indonesia và Thái Lan) và thị trường nhập khẩu lớn thứ 5 của Singapore (sau Malaysia, Indonesia, Phillipin và Thái Lan).
Trong khi đó, theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Singapore trong tháng 6/2024 đạt 747 triệu USD, giảm 9,03% so với tháng 6/2023. Tính chung trong 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Singapore đạt 4,97 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kì năm 2023.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Singapore trong tháng 6/2024 đạt 403,54 triệu USD, giảm 16,5% so với tháng 5/2024 và tăng 5,16% so với tháng 6/2023. Tính chung trong 6 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Singapore đạt 2,49 tỷ USD, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm 2023 và chiếm 1,34% tỷ trọng trên tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Một số mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch cao của Việt Nam sang thị trường Singapore trong 6 tháng đầu năm 2024 lần lượt là: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 503,82 triệu USD, tăng 39,97% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm tỷ trọng 20,2% kim ngạch xuất khẩu; Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác, đạt 422,26 triệu USD, tăng 6,52% so cùng kỳ 2023, chiếm tỷ trọng 16,9%; tiếp đến là Phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 268,27 triệu USD, tăng 31,57% so cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 10,8% và Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh đạt 249,33 triệu USD tăng 42,9% so cùng kỳ 2023, chiếm tỷ trọng 10% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu.
Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), kim ngạch xuất khẩu hàng của Singapore trong 4 tháng đầu năm 2024 đạt 165,05 tỷ USD, tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước. Đứng đầu là Máy móc, thiết bị điện, điện tử âm thanh, tivi..., và Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy móc và thiết bị cơ khí, đạt kim ngạch lần lượt là 55,64 triệu USD và 29,69 triệu USD. Ở chiều ngược lại, Singapore nhập khẩu hàng hóa của từ các nước trên thế giới đạt 148,21 tỷ USD, tăng 7,53% so với cùng kỳ năm 2023. Đứng đầu là Máy móc, thiết bị điện và âm thanh, tivi... và nhiên liệu, dầu khoáng và các sản phẩm. khoáng sản ... với kim ngạch nhập khẩu lần lượt đạt 44,99 triệu USD tăng 7,86%; và 30,82 triệu USD tăng 6,93% so 4 tháng đầu năm 2023.
Hiện Việt Nam là thị trường xuất khẩu lớn thứ 10 và là nguồn cung hàng hóa lớn thứ 21 của Singapore trên thế giới. Tại khu vực ASEAN, Việt Nam là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 (sau Malaysia, Indonesia và Thái Lan) và thị trường nhập khẩu lớn thứ 5 của Singapore (sau Malaysia, Indonesia, Phillipin và Thái Lan).
Trong khi đó, theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Singapore trong tháng 6/2024 đạt 747 triệu USD, giảm 9,03% so với tháng 6/2023. Tính chung trong 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Singapore đạt 4,97 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kì năm 2023.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Singapore trong tháng 6/2024 đạt 403,54 triệu USD, giảm 16,5% so với tháng 5/2024 và tăng 5,16% so với tháng 6/2023. Tính chung trong 6 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Singapore đạt 2,49 tỷ USD, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm 2023 và chiếm 1,34% tỷ trọng trên tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Một số mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch cao của Việt Nam sang thị trường Singapore trong 6 tháng đầu năm 2024 lần lượt là: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 503,82 triệu USD, tăng 39,97% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm tỷ trọng 20,2% kim ngạch xuất khẩu; Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác, đạt 422,26 triệu USD, tăng 6,52% so cùng kỳ 2023, chiếm tỷ trọng 16,9%; tiếp đến là Phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 268,27 triệu USD, tăng 31,57% so cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 10,8% và Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh đạt 249,33 triệu USD tăng 42,9% so cùng kỳ 2023, chiếm tỷ trọng 10% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu.
- Chi tiết xem tại đây;
Quang Chiến (VITIC) tổng hợp
-
Những tháng đầu năm 2024, nền kinh tế Nhật Bản nhìn chung hồi phục với tốc độ vừa phải, tuy nhiên nhu cầu trong nước chưa đủ mạnh do giá hàng hóa ngày càng tăng cao đã gây sức ép lên các hộ gia đình. Yếu tố tiêu dùng cá nhân tăng trưởng thấp so với kỳ vọng đang đè nặng lên kinh tế Nhật Bản
-
Ngày 9/4/2024, Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu đã công bố đánh giá khoa học về “Sửa đổi mức dư lượng tối đa hiện có đối với fluxapyroxad” theo Điều 6 của Quy định (EC) số 396/2005.
-
Ngày 12 tháng 3 năm 2024, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đã công bố ban hành Tiêu chuẩn An toàn Thực phẩm Quốc gia GB 4806.15-2024 về Keo dán cho Vật liệu và Đồ dùng Tiếp xúc với Thực phẩm. Tiêu chuẩn mới này quy định các thuật ngữ và định nghĩa, phân loại sản phẩm, yêu cầu cơ bản, thông số kỹ thuật, nhãn mác, v.v. của keo dán được sử dụng trong vật liệu và đồ dùng tiếp xúc với thực phẩm.
-
Tháng 6 năm 2024, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã công bố dự thảo quy định từ Liên minh Châu Âu (EU) về việc sử dụng BPA và các bisphenol khác cùng các dẫn xuất bisphenol với phân loại hài hòa cho các đặc tính nguy hại cụ thể trong một số vật liệu tiếp xúc với thực phẩm (FCM) và các mặt hàng.