VITIC
Xuất nhập khẩu

Hoạt động thương mại giữa Việt Nam với thị trường Malaysia trong tháng 6/2024

05/07/2024 15:02

Tăng trưởng GDP

Quý 1/ 2024, kinh tế Malaysia tăng trưởng 4,2% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn so với ước tính 3,9% và tăng tốc rõ rệt từ mức tăng 2,9% trong quý 3/2023, chủ yếu nhờ đóng góp tích cực từ hầu hết các lĩnh vực, dẫn đầu là ngành xây dựng (11,9% so với mức tăng 3,6% trong quý 4/2023), tiếp theo là khai thác mỏ và khai thác đá (5,7% so với 3,5% trong quý 4/2023), và dịch vụ (4,7% so với 4,1%).

+ Tỷ lệ thất nghiệp

Malaysia đang phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp ở giới thanh niên. Theo số liệu được công bố, tính đến tháng 12/2023, hơn 300.000 thanh niên Malaysia từ 15 đến 24 tuổi không có việc làm, tỷ lệ thất nghiệp là 10,6%. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp ở những người trong độ tuổi từ 15 - 30 là 6,4%, bao gồm 432.000 thanh niên. Hơn nữa, trong năm 2024 dự kiến sẽ có thêm 5 - 6 triệu sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp, làm cho vấn đề này càng trở nên phức tạp hơn. Đồng thời, số việc làm được tạo ra vào năm 2023 cũng chậm lại, khiến mọi việc trở nên khó khăn hơn đối với những người trẻ muốn gia nhập lực lượng lao động.

Tình trạng thất nghiệp ở giới trẻ có thể xuất phát từ số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học ở Malaysia có xu hướng ngày càng tăng kể từ sau cuộc cải cách giáo dục những năm 1990. Malaysia đã đầu tư đáng kể vào việc xây dựng nguồn nhân lực càng tăng đối với lao động có trình độ chuyên môn cao nhằm chuyển đổi từ nền kinh tế dựa vào nông nghiệp sang nền kinh tế dựa trên công nghiệp công nghệ cao và dịch vụ.

Kể từ năm 2016, tình trạng thiếu cơ hội việc làm tay nghề cao đã khiến tỷ lệ tuyển sinh đại học ở Malaysia có xu hướng giảm, tuy nhiên, số lượng sinh viên tốt nghiệp hàng năm có tay nghề cao có công việc phù hợp vẫn sụt giảm. Malaysia có thể đối mặt với nguy cơ 4,5 triệu người có thể bị mất việc làm vào năm 2030.

Bước sang năm 2024, tỷ lệ thất nghiệp tại Malaysia đã giảm xuống còn 3,3% vào tháng 4 năm 2024 từ mức 3,5% trong cùng kỳ năm trước. Số người thất nghiệp đã giảm 3,5% so với cùng kỳ năm trước xuống còn 566,4 nghìn người, trong khi việc làm tăng 1,9% lên mức cao kỷ lục mới là 16,56 triệu người. Trong khi đó, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đã tăng lên 70,3% vào tháng 4 từ mức 70,0% trong cùng kỳ năm trước. Vào tháng 3 năm 2024, tỷ lệ thất nghiệp cũng ở mức 3,3%

 

 + Lạm phát

Tỷ lệ lạm phát hàng năm ở Malaysia trong tháng 5/2024 đạt mức 2,0%, tăng từ mức 1,8% trong ba tháng trước đó, vượt dự báo là 1,9% và đánh dấu mức cao nhất kể từ tháng 8 năm 2023. Áp lực tăng chính đến từ thực phẩm (tăng 1,8%), đồ uống có cồn và thuốc lá (0,6%), nhà ở (3,2%), trang bị nội thất, bảo trì hộ gia đình (0,8%), y tế (2,2%), giao thông (0,9%), truyền thông (0,4%), giải trí (1,9%), giáo dục (1,5%), nhà hàng (3,2%), hàng hóa và dịch vụ khác (3,0%). Lạm phát chung cho năm 2024 dự kiến ​​sẽ ở mức khoảng 2 đến 3,5%. Giá tiêu dùng cốt lõi, không bao gồm các mặt hàng thực phẩm tươi sống dễ biến động và chi phí quản lý, tăng 1,9% so với cùng kỳ, cùng tốc độ với tháng 4/2024, duy trì ở mức tăng mạnh nhất trong 4 tháng.

+ Niềm tin người tiêu dùng

Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng ở Malaysia ở mức 87,10 điểm trong quý 1/2024, giảm so với mức 89,40 điểm trong quý 4 năm 2023. Trong đó, lo ngại lạm phát ở mức cao tác động tiêu cực khiến nhiều người phải tạm dừng kế hoạch chi tiêu.

Tình hình thương mại của thị trường

- Về xuất khẩu

Quý 1 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Malaysia ra thế giới đạt 76,774 tỷ USD tăng 4,96% so với tháng 3 đầu năm 2023 đạt 80,784 tỷ USD.

 

Malaysia nhập khẩu hàng hoá từ các nước trên thế giới trong năm 2023 đạt 265,6 tỷ USD giảm 9,77% so với năm 2022. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Malaysia từ Việt Nam chiếm 2,26% tỷ trọng, tăng 0,99% so với năm trước.

Riêng trong 3 tháng đầu năm 2024, nhập khẩu hàng hóa của Malaysia từ các nước trên thế giới đạt 69,53 tỷ USD, tăng 5,13% so với cùng kỳ năm 2023.

 Quý 1/2024, Malaysia nhập khẩu từ thế giới một số mặt hàng chủ yếu như sau:

- Nhóm hàng máy móc thiết bị như; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 17,97 tỷ USD giảm 3,84% cùng kỳ năm 2023;

- Nhóm hàng nhiên liệu khoáng, dầu khoáng và các sản phẩm chưng cất của chúng; chất bitum; khoáng sản . . . đạt 13,49 tỷ USD tăng 6,52% so cùng kỳ 2023;
- Nhóm Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy móc và thiết bị cơ khí; các bộ phận của chúng đạt 8,46 tỷ USD, nhóm hàng này là nhóm hàng có tỷ trọng tăng mạnh nhất trong 3 tháng đầu năm 2024 tăng tăng 47,71% so cùng kỳ 2023;

- Nhóm hàng nhựa và các sản phẩm bằng chất dẻo đạt 2,09 tỷ USD giảm 0,61% so cùng kỳ 2023;

+ Một số mặt hàng Malaysia nhập khẩu từ Việt Nam trong quý 1 năm 2024:

Trong quý đầu năm 2024, Malaysia nhập khẩu tử Việt Nam 1,48 tỷ USD, tăng 6,84% so với quý 4 năm 2023, trong đó nhóm hàng Máy móc và thiết bị điện, máy tính, linh kiện, và điện tử vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất chiếm 380,4 trăm triệu USD, Sắt và thép 183,6 trăm triệu USD tăng 13,26% so với quý 4 năm 2023.

Bảng 1: Một số mặt hàng Malaysia nhập khẩu nhiều từ Việt Nam và thế giới trong 3 tháng đầu năm 2024
(ĐVT: Nghìn USD)

Mã HS

Mặt hàng

Malaysia nhập khẩu từ
Việt Nam

Malaysia nhập khẩu từ
thế giới

Thị phần hàng hóa Việt Nam tại Malaysia (%)

3 tháng đầu năm 2024

So với 3 tháng đầu năm 2023 (%)

3 tháng đầu năm 2024

So với 3 tháng đầu năm 2023 (%)

Năm 2023

Năm 2024

Tổng giá trị

1.482.359

1,00

69.528.543

5,13

2,2

2,1

'8517

Bộ điện thoại, bao gồm điện thoại thông minh
và các loại điện thoại khác dùng cho
mạng di động hoặc mạng không dây khác ..

146.561

29,55

1.291.913

33,17

11,7

11,3

'8542

Mạch tích hợp điện tử; các bộ phận của nó

115.458

-38,74

10.879.090

-6,46

1,6

1,1

'7208

Sản phẩm sắt hoặc
thép không hợp kim cán phẳng,
có chiều rộng >= 600 mm, cán nóng, không phủ, . . .

99.780

82,59

457.080

39,50

16,7

21,8

'3818

Các nguyên tố và hợp chất hóa học
được pha tạp để sử dụng trong điện tử
dưới dạng đĩa, tấm wafer, . . .

89.152

-26,26

347.628

-44,29

19,4

25,6

'7210

Sản phẩm cán phẳng bằng sắt
hoặc thép không hợp kim, có chiều rộng
>= 600 mm, cán nóng hoặc cán nguội . . .

48.793

6,13

202.207

14,88

26,1

24,1

'8471

Máy xử lý dữ liệu tự động và các thiết bị của chúng;
máy đọc từ tính hoặc quang học, máy móc . . .

45.278

-12,95

2.522.831

184,43

5,9

1,8

'1006

Cơm

36.790

27,57

275.217

153,59

26,6

13,4

'4412

Ván ép, ván lạng và gỗ dán tương tự
(trừ tấm gỗ nén, gỗ xốp ...

31.256

-8,41

89.186

5,26

40,3

35,0

'2523

Xi măng, bao gồm clinker xi măng,
có màu hoặc không màu

29.936

-14,26

34.489

-9,43

91,7

86,8

'6404

Giày dép có đế ngoài bằng cao su,
nhựa, da hoặc da tổng hợp và phần trên bằng . . .

24.607

-14,15

67.846

-9,49

38,2

36,3

'0901

Cà phê,
đã rang hoặc chưa rang hoặc đã khử caffein;
vỏ và vỏ lụa cà phê; chất thay thế cà phê . . .

22.854

72,55

79.246

19,71

20,0

28,8

'8528

Màn hình và máy chiếu,
không tích hợp thiết bị thu sóng truyền hình;
thiết bị thu sóng . . .

20.010

-15,09

121.967

1,06

19,5

16,4

'8473

Các bộ phận và phụ kiện
(trừ vỏ, hộp đựng và các loại tương tự)
chỉ phù hợp để sử dụng . . .

13.922

-42,42

846.393

113,29

6,1

1,6

'8504

Máy biến áp điện, bộ chuyển đổi tĩnh,
ví dụ như bộ chỉnh lưu và cuộn cảm;
các bộ phận của chúng

12.108

-25,34

458.854

5,08

3,7

2,6

'4202

Rương, va li, hộp đựng đồ trang điểm,
cặp tài liệu, cặp học sinh, hộp đựng kính, . . .

10.853

12,64

162.659

4,05

6,2

6,7

'7005

Kính nổi và kính bề mặt được mài
hoặc đánh bóng, ở dạng tấm,
có hoặc không có chất hấp thụ, . . .

10.176

-57,43

25.203

-35,51

61,2

40,4

'0304

Phi lê cá và các loại thịt cá khác,
có băm nhỏ hay không, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh

10.099

-11,24

37.011

-21,85

24,0

27,3

'7213

Thanh và que sắt hoặc thép không hợp kim,
cán nóng, dạng cuộn không đều

9.612

-4,74

82.716

14,79

14,0

11,6

'6114

Quần áo đặc biệt cho mục đích chuyên nghiệp,
thể thao hoặc mục đích khác, nes, đan hoặc móc

8.989

-38,27

56.700

-35,62

16,5

15,9

'8536

Thiết bị điện dùng để đóng cắt
hoặc bảo vệ mạch điện hoặc để kết nối . . .

8.937

-19,22

557.614

-10,03

1,8

1,6

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Trademap

TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM VỚI THỊ TRƯỜNG MALAYSIA TRONG THÁNG 5/2024

- Về xuất khẩu

Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Malaysia đạt 4,86 tỷ USD, giảm 12,63% so với năm 2022, chiếm 1,37% tỷ trọng trên tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Trong đó đứng đầu là những nhóm hàng: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (654,8 triệu USD); sản phẩm hóa chất (607,2 triệu USD); sắt thép các loại (578,19 triệu USD); điện thoại các loại và linh kiện (400,78 triệu USD); máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác (379,42 triệu USD)…

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Malaysia trong tháng 5/2024 đạt 483,36 triệu USD, tăng 12,61%  so với tháng 5/2023. Tính chung trong 5 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Malaysia đạt 2,14 tỷ USD, tăng 2,52% so với cùng kỳ năm 2023.

Các mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Malaysia trong 5 tháng đầu năm 2024 là: Sắt thép các loại đạt 259,19 triệu USD giảm 5,58% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm tỷ trọng 12,09% ; tiếp đến là Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 227,49 triệu USD giảm 17,96% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm tỷ trọng 10,61% ; Mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt 211,49 triệu USD tăng 32,62% so với so với cùng kỳ năm 2023, chiếm tỷ trọng 9,86%; tiếp đến là mặt hàng gạo đạt 202,64 triệu USD, tăng 124,99% so với cùng kyg năm 2023, chiếm tỷ trọng 9,45%.

 

Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng cao trong 5 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm 2023 là: Hoá chất tăng 279,78%; Gạo tăng 124,99%; Cà phê tăng 93,07%; Sản phẩm từ chất dẻo tăng 72,57%; Điện thoại các loại và linh kiện tăng 32,62%. Những mặt hàng này tăng trưởng cao nhưng lại chiếm tỉ trọng khá hạn chế trong tổng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Malaysia;

Trong khi đó, một số mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu thì lại giảm so với 5 tháng đầu năm 2023 như: Sản phẩm hóa chất -44,93%; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện -17,96%; Sắt thép các loại giảm 5,58%; 

Nhìn chung, trong 5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Malaysia được hỗ trợ trong bối cảnh nền kinh tế Malaysia đã thoát khỏi suy thoái, ngoài ra cũng phải kể đến các doanh nghiệp Việt Nam cũng tích cực tận dụng tối đa ưu đãi thuế quan theo các Hiệp định thương mại tự do (FTA) quan trọng ở khu vực, đặc biệt là CPTPP.

Bảng 2: Xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Malaysia trong tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2024
                                                                                                (ĐVT: nghìn USD)

Nhóm mặt hàng

Tháng 5/2024
(USD)

So với
tháng 4/2024 (%)

So với
tháng 5/2023 (%)

5 tháng
đầu năm 2024

So vớicùng kỳ
năm 2023 (%)

Tỷ trọng
trong 5T/2024 (%)

Tổng giá trị

483.362

12,74

12,61

2.144.700

2,52

100,00

Sắt thép các loại

48.513

-5,68

-10,21

259.191

-5,58

12,09

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

64.777

46,9

26,17

227.497

-17,96

10,61

Điện thoại các loại và linh kiện

42.475

13,6

45,71

211.495

32,62

9,86

Gạo

79.324

28,41

530,83

202.649

124,99

9,45

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

40.030

7,89

37,7

170.909

5,51

7,97

Sản phẩm hóa chất

27.130

11,49

-64,01

158.443

-44,93

7,39

Hóa chất

11.454

355,65

499,64

79.134

279,78

3,69

Phương tiện vận tải và phụ tùng

17.558

18,72

-16,74

73.971

-16,57

3,45

Hàng dệt, may

10.821

1,19

-25,85

62.331

6,45

2,91

Cà phê

12.458

-31,09

46,4

61.073

93,07

2,85

Gỗ và sản phẩm gỗ

10.669

-18,27

2,52

55.235

-2,38

2,58

Giày dép các loại

13.974

87,76

25,43

45.507

9,31

2,12

Hàng thủy sản

8.936

6,15

-24

42.395

-17,77

1,98

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

6.749

-7,57

-29,65

40.536

-5,4

1,89

Sản phẩm từ chất dẻo

4.951

-21,17

87,78

27.404

72,57

1,28

Giấy và các sản phẩm từ giấy

5.487

2,72

-25,01

26.695

-14,36

1,24

Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh

6.077

85,71

-46,31

25.864

-40,55

1,21

Kim loại thường khác và sản phẩm

6.252

17,06

13,46

25.201

-4,7

1,18

Chất dẻo nguyên liệu

4.089

3,9

53,18

23.290

38,88

1,09

Hàng rau quả

4.435

-1,43

25,5

23.056

-4,75

1,08

Clanhke và xi măng

4.804

105,29

-8,58

21.718

-22,52

1,01

Phân bón các loại

2.413

-46,45

5,57

17.875

17,38

0,83

Sản phẩm từ sắt thép

4.174

15,16

57,87

16.926

-9,98

0,79

Xăng dầu các loại

-

-100

-100

12.367

6,22

0,58

Xơ, sợi dệt các loại

2.842

59,8

-6,65

12.257

-11,58

0,57

Túi xách, ví,vali, mũ và ô dù

2.022

-4,42

31,97

9.563

37,15

0,45

Dầu thô

-

7.917

0,37

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

1.383

-12,41

-1,44

7.783

-10,02

0,36

Dây điện và dây cáp điện

1.508

11,49

-7,09

7.172

-24,68

0,33

Sản phẩm từ cao su

1.163

-35,58

21,63

5.669

-8,47

0,26

Sản phẩm gốm, sứ

1.406

14,12

6,09

5.389

-7,17

0,25

Sắn và các sản phẩm từ sắn

1.350

-11,17

101,32

5.088

60,23

0,24

Cao su

718

14

43,09

4.555

27,26

0,21

Hạt tiêu

1.374

119,36

165,72

4.111

28

0,19

Quặng và khoáng sản khác

339

-23,01

-49,33

4.032

79,4

0,19

Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận

536

-44,17

-19,28

3.429

12,24

0,16

Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ

663

-11,91

74,08

2.924

28,85

0,14

Chè

363

50,14

24,43

1.645

41,69

0,08

Than các loại

-

-100

27

0,00

    Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Về nhập khẩu

Năm 2023, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Malaysia đạt 7,81 tỷ USD, giảm 14,4% so với năm 2022, chiếm 2,39% tỷ trọng trên tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam. Trong đó, các nhóm hàng nhập khẩu chủ lực gồm: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (1,85 tỷ USD); xăng dầu các loại (1,58 tỷ USD); máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác (608,84 triệu USD); dầu mỡ động, thực vật (463,79 triệu USD), hóa chất (454,39 triệu USD)…

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục hải quan Việt Nam, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Malaysia trong tháng 5/2024 đạt 4,056 tỷ USD, tăng 35,85%  so với tháng 5/2023. Tính chung trong 5 tháng năm 2024, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Malaysia đạt 4,056 tỷ USD, tăng 35,85% so với cùng kỳ năm 2023.

Các mặt hàng nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam từ Malaysia trong 5 tháng đầu năm 2024 là: Xăng dầu các loại đạt 1,151 tỷ USD giảm 123,27% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm tỷ trọng 28,38%; tiếp đến là Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 849,90 triệu USD tăng 19,79%, chiếm tỷ trọng 20,95%; Mặt hàng Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác 245,22 triệu USD, tăng 11,26%, chiếm tỷ trọng 6,04%; Kim loại thường khác đạt 235,23 triệu USD, tăng 48,36%, chiếm tỷ trọng 5,80%; Hóa chất đạt 211,87 triệu USD, tăng 7,23%, chiếm tỷ trọng 5,22%.

Một số mặt hàng nhập khẩu tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm 2023 lần lượt là: Mặt hàng Than các loại tăng 1.838,42%; Khí đốt hóa lỏng tăng 314,62%; Cao su tăng 124,32%; Xăng dầu các loại tăng 123,27%; Dược phẩm tăng 70,71%. Trong đó, mặt hàng Xăng dầu các loại chiếm tỷ trọng 28,38% trong tổng kim ngạch nhập khẩu từ Malaysia.

Bảng 3: Nhập khẩu hàng hóa từ Malaysia trong tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2024
(ĐVT: Nghìn USD)

Nhóm mặt hàng

Tháng 5/2024

So với tháng 4/2024 (%)

So với tháng 5/2023 (%)

5 tháng đầu năm 2024

So với cùng kỳ năm 2023 (%)

Tỷ trọng (%)

Tổng giá trị

823.746

-0,64

34,86

4.056.992

35,85

100,00

Xăng dầu các loại

227.124

6,58

114,42

1.151.548

123,27

28,38

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

216.642

51,56

65,77

849.905

19,79

20,95

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

49.711

-0,45

3,68

245.219

11,26

6,04

Kim loại thường khác

51.580

0,44

25,36

235.235

48,36

5,80

Hóa chất

27.786

-45,13

-21,48

211.877

7,23

5,22

Dầu mỡ động, thực vật

27.275

-56,13

-16,78

199.102

28,91

4,91

Hàng điện gia dụng và linh kiện

31.695

2,39

-5,13

181.839

4,75

4,48

Hàng hóa khác

24.589

-50,52

-34,24

172.653

-4,54

4,26

Khí đốt hóa lỏng

10.249

-78,69

-9,21

144.915

314,62

3,57

Chất dẻo nguyên liệu

29.403

4,5

7,11

127.312

1,3

3,14

Sản phẩm hóa chất

20.994

27,54

20,05

88.515

7,18

2,18

Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh

11.502

80,04

110,98

45.840

64

1,13

Vải các loại

10.932

13,99

29,65

44.891

28,87

1,11

Giấy các loại

9.830

10,01

30,28

43.827

33,67

1,08

Sản phẩm từ chất dẻo

7.130

2,33

-8,48

34.506

9,57

0,85

Chế phẩm thực phẩm khác

6.176

7,13

-7,44

29.038

5,39

0,72

Dây điện và dây cáp điện

8.824

50,65

22,84

28.422

-6,55

0,70

Sữa và sản phẩm sữa

5.940

-7,73

1,24

22.739

4,47

0,56

Sản phẩm từ sắt thép

4.496

17,19

10,33

18.163

-6,14

0,45

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

3.580

15,85

8,92

16.674

-1,06

0,41

Sản phẩm từ cao su

3.397

-17,08

21,13

16.589

7,18

0,41

Sắt thép các loại

2.155

38,89

16,6

15.731

58,97

0,39

Xơ, sợi dệt các loại

4.381

166,6

10,36

11.411

-22,76

0,28

Phân bón các loại

2.707

1800,53

8543,24

11.094

40,24

0,27

Cao su

2.559

-9,7

24,52

10.974

124,32

0,27

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

2.318

59,39

-0,16

10.710

-3,04

0,26

Sản phẩm từ kim loại thường khác

2.680

104,34

16,43

10.406

-17,62

0,26

Sản phẩm khác từ dầu mỏ

2.557

14,18

48,96

9.438

-78,6

0,23

Gỗ và sản phẩm gỗ

2.432

38,63

-11,99

8.607

-27,03

0,21

Hàng thủy sản

1.710

93,22

-62,64

8.200

-20,07

0,20

Thuốc trừ sâu và nguyên liệu

2.020

95,28

85,54

8.147

5,47

0,20

Linh kiện, phụ tùng ô tô

1.894

15,32

22,72

8.028

11,47

0,20

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

1.727

8,69

-26,34

7.873

-27,05

0,19

Quặng và khoáng sản khác

1.820

472,38

152,18

7.240

19,55

0,18

Sản phẩm từ giấy

805

-4,53

-12,42

4.276

-1,54

0,11

Chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh

1.116

12,86

97,22

4.214

30,42

0,10

Dược phẩm

682

24,76

1321,73

3.422

70,71

0,08

Than các loại

36

-98,72

-76,06

2.915

1838,42

0,07

Nguyên phụ liệu thuốc lá

834

27,93

42,08

2.182

-9,39

0,05

Phương tiện vận tải khác và phụ tùng

139

26,95

-74,81

1.704

48,41

0,04

Hàng rau quả

318

5,8

-55,26

1.612

7,7

0,04

 Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan
 
Về cán cân thương mại

Tính riêng tháng 5/2024, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Malaysia và Việt Nam đạt 1,307 tỷ USD. Trong đó, Việt Nam nhập siêu từ Malaysia 340,38 triệu USD.

Trong 5 tháng đầu năm 2024, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Malaysia đạt 6,201 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kì năm 2023. Việt Nam nhập siêu sang  từ Malaysia trong 5 tháng đầu năm 2024 đạt 1,912 tỷ USD, cao hơn nhiều so với mức nhập siêu 894,4 triệu USD cùng kỳ năm trước.

Triển vọng và dự báo

Một trong những yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Malaysia là sự đa dạng trong cấu trúc kinh tế của cả hai nước. Việt Nam có một nền kinh tế phát triển nhanh chóng, với sự đa dạng trong ngành công nghiệp chế biến, nông nghiệp và dịch vụ. Trong khi đó, Malaysia là một trong những quốc gia nguồn lực tự nhiên giàu có, đặc biệt là dầu mỏ và cao su. Sự phù hợp về cấu trúc kinh tế này đã tạo ra nhiều cơ hội hợp tác trong lĩnh vực thương mại và đầu tư giữa hai quốc gia.

Bên cạnh đó mối quan hệ thương mại giữa hai quốc gia còn được thúc đẩy bởi sự phát triển của ngành công nghiệp và dịch vụ. Việt Nam và Malaysia đều đang đầu tư mạnh mẽ vào việc phát triển cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác trong lĩnh vực này. Các doanh nghiệp của cả hai quốc gia đã cùng nhau tham gia vào các dự án hợp tác, từ việc xây dựng cơ sở hạ tầng đến phát triển các giải pháp công nghệ thông tin tiên tiến. Sự hợp tác này không chỉ tạo ra lợi ích kinh tế mà còn giúp tăng cường năng lực cạnh tranh đối với hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu sang Malaysia cũng như xuất khẩu đi các nước trên thế giới.

Hơn nữa Malaysia là thị trường có sức mua khá, nhu cầu đa dạng và gần gũi về văn hóa tiêu dùng với hàng Việt Nam. Độ mở thị trường Malaysia lớn. Mức độ rào cản tương đối thấp với hàng xuất khẩu của Việt Nam do cùng tham gia nhiều hiệp định tự do thương mại khu vực cũng như các (FTA) trong khuôn khổ như ASEAN và ASEAN +, Hiệp định RCEP, đặc biệt là Hiệp định Ðối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Hơn nữa, Malaysia đang thiếu hụt nguồn cung nội địa về nhiều loại thực phẩm thiết yếu như gạo, thủy hải sản...

Ngoài ra Malaysia là thị trường tiềm năng, còn nhiều dư địa cho xuất khẩu hàng hoá Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng nông sản, lương thực, thực phẩm, đồ uống... Do đó, Việt Nam cần tận dụng cơ hội này xuất khẩu hàng hoá, mở rộng thị trường này...

Một yếu tố quan trọng nữa Việt Nam và Malaysia thúc đẩy triển khai các cơ chế hợp tác chuyên ngành đã ký kết; phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2025 theo hướng cân bằng; hạn chế áp dụng các rào cản thương mại; tạo thuận lợi xuất nhập khẩu.


Xem chi tiết tại đây;

 

Quang Chiến (VITIC) tổng hợp

Tin cũ hơn
  • Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng dược liệu của Việt Nam
    Theo thống kê từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), trong 5 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 33.528 tấn quế với tổng kim ngạch đạt hơn 96 triệu USD, giảm nhẹ 1,1% về lượng và giảm 4,4% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
  • Hoạt động thương mại giữa Việt Nam với thị trường Anh trong tháng 6/2024
    Nửa cuối năm 2023, nền kinh tế Vương quốc Anh rơi vào tình trạng suy thoái, mức tăng trưởng được ghi nhận là 0,1% - mức tăng yếu nhất kể từ năm 2009. Các tháng đầu năm 2024, nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục đáng kể, quý đầu tiên của năm tăng trưởng với những dữ liệu tốt hơn kỳ vọng của thị trường, giúp đất nước thoát khỏi tình hình suy thoái của các tháng trước đó
  • Xuất khẩu gỗ và lâm sản tại nhiều thị trường lớn tăng trưởng trở lại
    Theo số liệu từ Cục Lâm nghiệp, trong 6 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản ước đạt 7,95 tỷ USD, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 52,3% so với kế hoạch. Một số thị trường chính tăng mạnh như: Hoa Kỳ đạt 4,38 tỷ USD, tăng 27,6% so với cùng kỳ năm 2023; Trung Quốc đạt 1,059 tỷ USD, tăng 46,6%.
  • Tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang khối thị trường CPTPP trong 5 tháng đầu năm 2024
    Trong những năm gần đây, xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang các thị trường thành viên Hiệp định CPTPP đã có những bước tiến đáng kể. Nhờ vào ưu đãi thuế quan và việc gỡ bỏ nhiều rào cản thương mại, các sản phẩm rau quả Việt Nam như thanh long, xoài, và chanh leo đã thâm nhập được vào những thị trường khó tính như Nhật Bản, Canada, và Úc.
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 4.073.929