VITIC
Xuất nhập khẩu

Hoạt động thương mại giữa Việt Nam với thị trường Chile trong tháng 6/2024

01/07/2024 09:32

Tình hình kinh tế, thương mại nổi bật của thị trường Chile trong tháng 6/2024

Chile là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất của Mỹ Latinh chủ yếu là do xuất khẩu đồng. Trong những năm gần đây, đất nước này đã đa dạng hóa cơ sở công nghiệp của mình và đã trở thành một trường hợp thành công trong sản xuất cá hồi và rượu vang.

- GDP: Kinh tế Chile bất ngờ khởi sắc vượt kỳ vọng trong những tháng đầu năm 2024. GDP của Chile tăng mạnh từ mức tăng trưởng nhẹ 0,1% trong quý 4/2023 lên mức 1,9% trong quý 1/2024.

Ngân hàng trung ương Chile dự báo GDP năm 2024 sẽ tăng từ 2% đến 3%, cao hơn so với dự báo đó là từ 1,25% đến 2,25%. Tăng trưởng GDP trong năm 2025 và 2026 dự kiến ​​nằm trong khoảng từ 1,5% đến 2,5%

- Lạm phát: Tháng 5/2024, tỷ lệ lạm phát hàng năm tại Chile tăng nhẹ lên 4,1%, mức cao nhất trong ba tháng trở lại trước. Trên cơ sở hàng tháng, giá tiêu dùng tăng 0,3%, chậm lại so với mức tăng 0,5% trong tháng 4/2024. Giá cả giảm chủ yếu đối với thực phẩm và đồ uống không cồn (0,1% so với 0,7% vào tháng 4) và giao thông (0,6% so với 1,1%). Ngoài ra, giá nhà ở và tiện ích giảm (-0,3% so với 0,7%). Mặt khác, quần áo và giày dép đã phục hồi (1,9% so với -1,9%). Giá tiêu dùng cốt lõi đã tăng 0,3%.

Tại Chile, các thành phần chính của chỉ số giá tiêu dùng là: Thực phẩm và đồ uống không cồn (chiếm 19% tổng trọng số); Nhà ở và dịch vụ cơ bản chiếm 15%; Giao thông vận tải chiếm 13%; Y tế chiếm 8%; Giáo dục chiếm 7%; Giải trí và văn hóa chiếm 7%; Thiết bị và bảo trì gia đình chiếm 7% và Nhà hàng và khách sạn chiếm 6%. Những thành phần khác bao gồm: Truyền thông (5%); Hàng hóa và dịch vụ khác (5%); Đồ uống có cồn và thuốc lá (5%) và Quần áo và giày dép (4%).

- Sản lượng công nghiệp: Sản xuất công nghiệp tại Chile đo lường sản lượng của các doanh nghiệp tích hợp trong lĩnh vực công nghiệp của nền kinh tế như sản xuất, khai thác mỏ và tiện ích. Sản lượng công nghiệp của Chile tháng 5/2024 tăng từ mức tăng 2% của tháng 4/2024 lên mức 2,3%. Sự tăng trưởng này chủ yếu được thúc đẩy bởi mức tăng 6,9% trong sản lượng khai thác, với mức tăng đáng kể trong khai thác kim loại (+6%), khai thác phi kim loại (+13,4%) và tài nguyên năng lượng (+3,8%). Ngoài ra, tiện ích tăng 4,1%, chủ yếu là do sản lượng điện tăng 5,5%, do sản lượng cao hơn từ các nhà máy thủy điện. Hoạt động phân phối điện cũng tăng, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại. Trên cơ sở hàng tháng đã điều chỉnh theo mùa, sản lượng công nghiệp tăng 0,6% vào tháng 5/2024.

- Tỷ lệ thất nghiệp: Tháng 5/2024, tỷ lệ thất nghiệp của Chile đã giảm xuống còn 8,3%, giảm so với mức 8,5% của cùng kỳ năm trước. Số lượng cá nhân thất nghiệp tăng 0,5% lên 846,06 nghìn người. Tỷ lệ thất nghiệp của phụ nữ giảm xuống còn 9,3%, trong khi tỷ lệ thất nghiệp của nam giới giảm xuống còn 7,6%. Lực lượng lao động tăng 3,1%, trong khi dân số không hoạt động giảm 2,4%. Việc làm tăng 3,3%, đạt 9.332 nghìn người. Ở Chile, tỷ lệ thất nghiệp đo lường số lượng người đang tích cực tìm kiếm việc làm theo tỷ lệ phần trăm của lực lượng lao động.

Tình hình thương mại của thị trường trong tháng

Xuất khẩu tăng trong khi nhập khẩu giảm đã giúp Chile đạt thặng dư thương mại trong tháng 5/2024 là 1.910 triệu USD, tăng mạnh so với mức 856,5 triệu USD cùng kỳ năm trước.

- Xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu của Chile trong tháng 5/2024 tăng 3,7% so với cùng tháng 5/2023 lên 8.091 triệu USD, chủ yếu là do nhóm hàng khoáng sản tăng cao hơn (+13,7% lên 4.901 triệu USD), đặc biệt là đồng (+28,1% lên 4.186 triệu USD). 

Trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Chile, kim ngạch xuất khẩu đồng chiếm 45% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Chile; các mặt hàng xuất khẩu phi khoáng sản quan trọng khác là sản xuất (36%), hóa chất (9%) và nông nghiệp/chăn nuôi, lâm nghiệp và đánh bắt cá (7%).

Các đối tác thương mại chính của Chile là: Trung Quốc (chiếm 40% tổng kim ngạch xuất khẩu), Hoa Kỳ (chiếm 14% tổng kim ngạch xuất khẩu), Brazil (chiếm 5%) và các thị trường quan trọng khác gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Argentina.

- Nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Chile từ các nguồn cung trong tháng 5/2024 giảm 6,5% so với tháng 5/2023 xuống còn 6.494 triệu USD, do lượng mua hàng hóa trung gian giảm (-5,9% xuống 3.860 triệu USD), hàng tiêu dùng (-5,5% xuống 1.771 triệu USD) và hàng hóa vốn (-13,2% xuống 1.325 triệu USD).

Có thể thấy tình hình nhập khẩu hàng hoá của Chile liên tục giảm trong những tháng đầu năm 2024. Theo số liệu từ Trademap (ITC), kim ngạch nhập khẩu hàng hoá từ các nguồn cung của Chile quý 1/2024 đã giảm 5,34% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bảng 1: Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Chile từ một số nguồn cung trong quý 1/2024
Đơn vị tính: nghìn USD

Nguồn cung

T3/2024 (nghìn USD)

So T3/2023 (%)

3T/2024 (nghìn USD)

So 3T/2024 (%)

Tổng KNNK

6.281.092

-11,50

18.927.881

-5,34

Trung Quốc

1.475.048

21,29

4.363.825

11,30

Hoa Kỳ

1.193.663

-16,59

3.766.443

-4,18

Braxin

479.633

-55,37

1.762.841

-27,82

Achentina

636.266

32,29

1.585.100

24,12

Đức

214.299

-18,93

684.908

-6,72

Nhật Bản

131.440

-39,42

530.183

-21,77

Hàn Quốc

138.159

35,76

454.672

8,31

Pêru

148.121

-5,85

422.546

-5,28

Mêhicô

167.083

-1,81

396.454

-12,59

Tây Ban Nha

149.290

-3,67

393.767

-13,48

Italia

126.580

22,59

354.249

17,32

Paragoay

69.208

-39,52

317.907

4,21

Việt Nam

126.027

-3,44

316.249

-2,63

Êcuado

133.659

26,97

304.922

-22,56

Pháp

106.385

-5,70

294.207

-9,64

Ấn Độ

115.711

28,72

288.812

-3,47

Côlombia

81.228

-40,99

247.287

-13,25

Area Nes

45.804

-49,86

143.529

-41,56

Canada

44.761

-26,94

139.131

-26,84

Hà Lan

50.819

-4,73

138.654

-3,78

Bỉ

39.667

0,00

122.415

4,99

Anh

42.087

5,42

119.036

4,82

Trinidad and Tobago

30.513

-63,40

112.462

-43,82

Thái Lan

31.551

-1,37

110.815

-34,64

Thụy Điển

33.054

-25,55

97.905

-17,43

Inđônêsia

28.324

27,06

93.267

27,46

Urugoay

24.532

-35,97

92.932

7,20

Thổ Nhĩ Kỳ

30.852

-12,40

91.533

1,60

Ôxtrâylia

26.388

-70,09

85.151

-59,75

Phần Lan

21.227

-0,93

82.585

-4,33

Thụy Sỹ

34.536

1,71

77.613

-6,06

Áo

26.539

-12,51

75.875

-10,21

Ba Lan

29.130

59,28

71.185

21,91

Bănglađet

16.408

4,01

52.780

27,41

Đài Loan

16.479

-16,82

52.611

-0,48

Đan Mạch

17.885

-58,47

47.549

-49,12

Na Uy

14.622

74,65

42.067

-59,67

Malaysia

11.149

-27,86

40.906

0,82

Goatêmala

12.573

-17,00

38.092

-3,01

Ai Len

9.319

-48,45

38.075

-29,64

Bolivia

6.187

-57,62

37.384

-2,53

Marôc

5.700

764,95

26.183

47,12

Singapore

7.669

-1,21

25.666

44,20

CH Séc

8.632

-29,37

25.104

-30,61

Ixraen

8.397

-7,93

23.360

-11,84

Bồ Đào Nha

6.443

-41,90

23.096

-14,98

New Zealand

6.338

-55,09

22.663

-17,29

Iran

12.079

192,97

22.575

-3,24

Nga

14.824

100,05

18.751

-39,37

Pakixtan

4.509

5,10

15.279

17,78

Campuchia

5.452

5,84

14.983

20,08

Nam Phi

3.068

-40,68

13.432

-31,41

Philippines

3.920

1,92

13.314

4,25

Brunây

3.559

5,36

12.155

-40,72

Nguồn: Thống kê từ số liệu trademap.org

Trong 10 nguồn cung lớn nhất của Chile, nhập khẩu từ 7/10 nguồn cung đều giảm trong 3 tháng đầu năm 2024, như: Hoa Kỳ - nguồn cung lớn thứ hai, chiếm 19,9% tỷ trọng về kim ngạch nhập khẩu trong cơ cấu các nguồn cung của Chile - giảm 4,18% so với 3 tháng đầu năm 2023.

Kim ngạch nhập khẩu từ Braxin - nguồn cung lớn thứ ba (chiếm 9,31% tỷ trọng) – trong quý 1/2024 cũng giảm 27,82% so với quý 1/2023, đạt 1,76 tỷ USD.

Đáng chú ý, trong khi Chile giảm nhập khẩu từ nhiều nguồn cung nhưng nhập khẩu từ Trung Quốc - nguồn cung lớn nhất (chiếm 23,06% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá 3 tháng đầu năm 2024) - lại tăng 11,3% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 4,36 tỷ USD.

Việt Nam là nguồn cung lớn thứ 13 trong cơ cấu các nguồn cung của Chile. Theo số liệu trademap, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng từ Việt Nam của Chile quý 1/2024 chỉ chiếm 1,67% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Chile từ tất cả các nguồn cung.

Tình hình xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam với thị trường trong tháng

Xuất khẩu hàng hoá cao hơn nhập khẩu dẫn đến thương mại đạt thặng dư. Thống kê sơ bộ từ số liệu hải quan, trong xuất nhập khẩu hàng hoá với Chile, Việt Nam đạt thặng dư 43,49 triệu USD trong tháng 5/2024, đưa thặng dư thương mại 5 tháng đầu năm 2024 lên gần 474,46 triệu USD, tăng 55,16% so với mức thặng dư trong cùng kỳ 5 tháng đầu năm 2023.

- Xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Chile tháng 5/2024 tuy giảm nhẹ 0,68% so với tháng 5/2023 nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng sang Chile 5 tháng đầu năm nay tăng 22,75% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 615,27 triệu USD.

Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu một số hàng hoá của Việt Nam sang Chile tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2024

Nhóm/mặt hàng

T5/2024 (USD)

So T4/2024 (%)

So T5/2023 (%)

5T/2024 (USD

So 5T/2023 (USD)

Tỷ trọng về KNXK 5T/2024 (%)

Điện thoại các loại và linh kiện

22.421.357

-39,43

17,77

252.916.572

4,54

41,11

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

2.849.115

-45,17

-10,19

128.086.598

416,26

20,82

Giày dép các loại

12.927.436

-22,18

-3,23

54.982.022

18,78

8,94

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

9.070.026

17,21

15,82

44.037.109

12,63

7,16

Hàng dệt, may

7.204.947

39,58

-22,48

30.974.707

-18,35

5,03

Phương tiện vận tải và phụ tùng

2.712.570

36,85

37,48

11.283.522

10,33

1,83

Hàng thủy sản

1.776.948

-24,78

-35,77

9.521.276

-6,72

1,55

Clanhke và xi măng

1.440.000

 

-43,01

4.608.005

-48,67

0,75

Gỗ và sản phẩm gỗ

1.045.774

-22,91

-9,65

4.396.238

-16,36

0,71

Xơ, sợi dệt các loại

923.239

-4,12

8,00

4.189.711

16,00

0,68

Cà phê

472.670

-16,50

-25,72

3.569.517

-6,13

0,58

Túi xách, ví,vali, mũ và ô dù

495.264

-15,70

-12,61

2.067.658

-32,67

0,34

Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ

389.932

13,84

12,88

1.719.299

47,11

0,28

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

249.342

19,33

-29,27

1.317.009

-15,65

0,21

Gạo

62.445

 

-86,93

62.445

-97,84

0,01

 Nguồn: Thống kê sơ bộ từ số liệu hải quan

Trong đó, các mặt hàng công nghiệp là nhóm hàng có trị giá xuất khẩu lớn nhất. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng Điện thoại các loại và linh kiện 5 tháng đầu năm 2024 tăng 4,54% so với cùng kỳ năm trước, đạt xấp 252,92 triệu USD, chiếm tỷ trọng về kim ngạch cao nhất với mức 41,11% trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Chile. Đặc biệt, nhóm hàng có trị giá xuất khẩu sang Chile cao thứ hai là Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác, đạt 128,09 triệu USD (chiếm 20,82%), tăng đến 416,26% so với 5 tháng đầu năm 2023.

Giày dép các loại là nhóm hàng đạt kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2024 lớn thứ 3 với 54,98 triệu USD (chiếm 8,94% tỷ trọng), tăng 18,78% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhóm hàng nông thuỷ sản tuy là các mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam nhưng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này sang Chile không cao, cho thấy doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng được nhiều ưu đãi theo cam kết trong các Hiệp định thương mại song phương và đa phương với Chile, đặc biệt là Hiệp định thương mại thế hệ mới như CPTPP. Thống kê sơ bộ số liệu hải quan, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản 5 tháng đầu năm 2024 sang Chile giảm 6,72% so với cùng kỳ năm trước, đạt 9,52 triệu USD, chỉ chiếm 1,55% tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng sang Chile.

Tương tự, kim ngạch xuất khẩu cà phê sang Chile cũng 6,13%, đạt xấp xỉ 3,57 triệu USD, chỉ chiếm 0,58% tỷ trọng trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu sang Chile.

- Nhập khẩu: Tình hình nhập khẩu hàng hoá từ Chile có xu hướng giảm. Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng từ Chile tháng 5/2024 đạt gần 31 triệu USD, giảm 3,14% so với tháng 5/2023. Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá từ Chile 5 tháng đầu năm 2024 giảm 27,96% so với 5 tháng đầu năm 2023, đạt 140,81 triệu USD, chỉ chiếm 0,56% tổng kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng từ Chile.

Bảng 3: Nhập khẩu một số hàng hoá của Việt Nam từ Chile trong tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2024

Nhóm/mặt hàng

T5/2024 (USD)

So T4/2024 (%)

So T5/2023 (%)

5T/2024 (USD

So 5T/2023 (USD)

Hàng thủy sản

12.555.440

62,39

13,24

41.474.532

-36,96

Gỗ và sản phẩm gỗ

7.475.530

6,65

98,86

27.525.173

76,97

Phế liệu sắt thép

3.533.250

-20,45

3,38

19.986.344

69,89

Kim loại thường khác

1.253.011

-49,31

-63,59

10.062.026

-80,95

Hàng rau quả

636.430

94,53

-85,71

8.649.134

-33,00

Dầu mỡ động, thực vật

868.634

-15,41

107,08

4.761.693

44,37

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

 

-100,00

-100,00

1.086.711

-76,28

Nguồn: Thống kê sơ bộ từ số liệu hải quan

Thuỷ sản là nhóm hàng được nhập khẩu nhiều nhất, chiếm 29,45% tỷ trọng về kim ngạch trong cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu từ Chile 5 tháng đầu năm 2024, đạt 41,47 triệu USD, giảm 36,96% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đáng chú ý, trong khi nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Chile giảm nhưng nhập khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm, mặt hàng phế liệu sắt thép lại tăng. Đây cũng là hai mặt hàng có trị giá nhập khẩu cao thứ hai và thứ ba trong các mặt hàng nhập khẩu từ Chile 5 tháng đầu năm 2024. Cụ thể, kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm chiếm 19,55% tỷ trọng, đạt gần 27,53 triệu USD, tăng 76,97% so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch nhập khẩu phế liệu sắt thép chiếm 14,19% tỷ trọng, đạt xấp xỉ 19,97 triệu USD, cũng tăng mạnh 69,89%.

 Dự báo:

Bất ổn kinh tế và chính trị là những thách thức chính của thị trường đối với Chile từ năm 2023 đến nay, vì các doanh nghiệp và người tiêu dùng vẫn tiếp tục thận trọng với chi tiêu. Các cải cách được đề xuất của Chính quyền Boric và các thay đổi về luật pháp được đề xuất trong các lĩnh vực như khai khoáng, nước và quyền của người bản địa, cũng như việc tăng giá năng lượng và thuế doanh nghiệp đã khiến nhiều doanh nghiệp trong nhiều ngành công nghiệp hoãn đầu tư lớn và kế hoạch hiện đại hóa trong thời gian tới. Tuy nhiên, Chile có rất ít rào cản đối với hoạt động nhập khẩu hoặc đầu tư, phần lớn cho phép các công ty nước ngoài được hưởng các biện pháp bảo vệ tương tự và hoạt động trong cùng điều kiện như các công ty trong nước.

Vẫn còn rất nhiều dư địa cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Chile. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng 5 tháng đầu năm 2024 mới chỉ chiếm 0,92% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang khối các thị trường thành viên Hiệp định CPTPP. Thị trường Chile vẫn còn nhiều cơ hội xuất khẩu cho doanh nghiệp Việt Nam do đây là thị trường mở, thuế nhập khẩu trung bình xếp vào loại trung bình thấp của thế giới, dưới 2%.

Quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Chile còn nhiều tiềm năng phát triển khi hai bên có nhiều điều kiện để mở rộng quan hệ hợp tác, nhất là khi có những Hiệp định thương mại song phương và đa phương làm bản lề. Đặc biệt thời gian tới, các doanh nghiệp Việt Nam có thể tăng cường xuất khẩu sang Chile các sản phẩm trong lĩnh vực y tế, xơ sợi các loại, túi tự phân hủy sinh học…

- Xem chi tiết tại đây;


 

Thanh Hằng (VITIC) tổng hợp

Tin cũ hơn
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 4.057.736