Hoạt động thương mại giữa Việt Nam với thị trường Chile trong tháng 12/2024
Tình hình thương mại của thị trường trong tháng
Canada đã công bố thâm hụt thương mại là 1,26 tỷ CAD vào tháng 9/2024. đây là thâm hụt thương mại hàng tháng thứ bảy liên tiếp.
- Xuất khẩu: Nền kinh tế của Chile phụ thuộc rất nhiều vào đồng xuất khẩu (chiếm 45% tổng doanh thu). Các sản phẩm sản xuất khẩu phi khoáng sản quan trọng nhất là sản phẩm (36%), hóa chất (9%) và nông nghiệp/chăn nuôi, lâm nghiệp và đánh bắt cá (7%). Các đối tác xuất khẩu chính là: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, và Brazil.
- Nhập khẩu: Các mặt hàng nhập khẩu chính của Chile là hàng tiêu dùng (chiếm 30% tổng lượng nhập khẩu), các sản phẩm năng lượng bao gồm dầu thô và dầu tinh chế, than, khí đốt và chất bôi trơn (chiếm 21 phần cent tổng lượng mua); hóa chất (6%); sản phẩm kim loại (5%); ô tô, quần áo, phụ tùng, máy móc và thiết bị khác và xe tải và xe trượt hàng.
Theo số liệu của Trademap, kim ngạch nhập khẩu của Chile trong tháng 9/2024 giảm 3,29% so với tháng 9/2023 và 9 tháng đầu năm 2024 giảm 3,55% so với cùng kỳ năm trước, đạt 58,61 tỷ USD.
Trung Quốc là nguồn cung lớn nhất của Chile, chiếm 23,55% tỷ trọng về kim ngạch nhập khẩu trong cơ cấu các nguồn cung của Chile - tăng so với mức tỷ trọng 22,31 trong năm 2023. Điều này có nghĩa thị phần hàng hóa của Trung Quốc tại Chile ngày càng tăng.
Hoa Kỳ là nguồn cung lớn thứ hai nhưng nhập khẩu của Chile từ Hoa Kỳ có xu hướng giảm. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Hoa Kỳ trong 9 tháng năm 2024 giảm 6,99% so với cùng kỳ 9 tháng năm 2023, chiếm 19,81% tỷ trọng trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Chile, giảm so với mức tỷ trọng 20,23% trong năm 2023.
Việt Nam là nguồn cung lớn thứ 12 trong cơ cấu các nguồn cung của Chile. Thống kê theo số liệu trademap, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng từ Việt Nam của Chile 9 tháng năm 2024 chỉ chiếm 1,53% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Chile từ tất cả các nguồn cung. Tuy nhiên, mức tỷ trọng này đã tăng so với mức 1,39% của năm 2023.
- Chi tiết xem tại đây;
Thực hiện: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại
-
Ngày 6/12, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã tổ chức khóa “Tập huấn hướng dẫn doanh nghiệp tham gia bản đồ xúc tiến thương mại sản phẩm nông sản Việt Nam” thuộc nhiệm vụ “Tăng cường năng lực xuất khẩu các sản phẩm tiềm năng sang thị trường EU thông qua bản đồ xúc tiến thương mại sản phẩm nông sản Việt Nam”.
-
Ngày 3/12/2024, Phòng Kinh tế Liên bang Áo (WKO) đã tổ chức Chương trình Ngày Châu Á cho các doanh nghiệp Áo giao lưu với tất cả các Tham tán Thương mại của Áo tại các nước Châu Á - Thái Bình Dương, Sứ quán các nước Châu Á tại Áo cũng như các chuyên gia, hiệp hội của Áo và các tổ chức quốc tế.
-
Ngày 2/12 vừa qua, tại Hà Nội đã diễn ra Toạ đàm “Gia nhập chuỗi cung ứng của doanh nghiệp FDI – Tăng hiệu quả tận dụng CPTPP” do Tạp chí Công Thương tổ chức theo hình thức trực tuyến.
-
Năm 2023, đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu (XK) của Mexico là nhóm (Các loại xe khác ngoài toa xe lửa hoặc xe điện, và các bộ phận và phụ kiện của chúng) đạt 156,46 tỷ USD tăng 15% so năm 2022; tiếp theo là nhóm (Máy móc và thiết bị điện cùng các bộ phận của chúng; máy ghi âm và phát lại âm thanh, tivi ...) đạt 103,4 tỷ USD tăng 6,2% so năm 2022;