Hoạt động thương mại giữa Việt Nam với thị trường Canada trong tháng 12/2024
Tình hình thương mại của thị trường trong tháng
- Xuất khẩu: Canada đã công bố thâm hụt thương mại là 0,92 tỷ CAD vào tháng 10/2024, thu hẹp so với mức thâm hụt 1,26 tỷ CAD trong tháng trước nhưng rộng hơn kỳ vọng của thị trường là thâm hụt 0,8 tỷ CAD. Mặc dù có sự cải thiện, đây vẫn là tháng thâm hụt thứ tám liên tiếp. Nhập khẩu tăng 0,5% lên 65,1 tỷ CAD, dẫn đầu là quặng kim loại (+46,1% lên 3,2 tỷ CAD) và các sản phẩm năng lượng (+6,2% lên 7,9 tỷ CAD), bù đắp cho mức giảm ở hàng tiêu dùng (-1,6% xuống 11,5 tỷ CAD) và hóa chất (-2,3% xuống 4,2 tỷ CAD). Xuất khẩu tăng 1,1% lên 64,2 tỷ CAD, do các sản phẩm khoáng sản kim loại và phi kim loại (+10,6% lên 8,6 tỷ CAD), bao gồm vàng chưa gia công (+20,9%) và hàng dược phẩm (+36,8% lên 4,1 tỷ CAD).
- Nhập khẩu: Theo số liệu của trademap (ITC), tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Canada từ các nguồn cung trong 10 tháng năm 2024 giảm 1,11% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 463,4 tỷ USD. Ước nhập khẩu năm nay sẽ ở mức 556,04 tỷ USD, giảm 0,57% so với năm ngoái.
Hoa Kỳ là nguồn cung lớn nhất của Canada, chiếm xấp xỉ 50% tỷ trọng trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá từ tất cả các nguồn cung. Tuy nhiên, kim ngạch nhập khẩu của Canada từ Hoa Kỳ trong 10 tháng năm 2024 giảm 0,63% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trung Quốc là nguồn cung lớn thứ hai của Canada, chiếm 11,5% tỷ trọng trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá từ tất cả các nguồn cung. Kim ngạch nhập khẩu của Canada từ Trung Quốc trong 10 tháng năm 2024, giảm 3,4% so với 10 tháng năm 2023. Ước cả năm 2024 giảm 3,28% so với năm 2023, đạt khoảng 63,97 tỷ USD.
Việt Nam là nguồn cung lớn thứ 7 của Canada, là đối tác nhập khẩu quan trọng nhất của Canada trong khối ASEAN, chiếm khoảng 44% tổng kim ngạch Canada nhập khẩu từ khu vực này. Theo số liệu của Trademap, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Canada từ Việt Nam trong 10 tháng năm 2024 tăng 7,87% so với cùng kỳ năm 2023, nhưng chỉ chiếm 1,89% tỷ trọng trong cơ cấu các nguồn cung của Canada.
- Chi tiết xem tại đây;
Thực hiện: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại
-
Nền kinh tế của Chile phụ thuộc rất nhiều vào đồng xuất khẩu (chiếm 45% tổng doanh thu). Các sản phẩm sản xuất khẩu phi khoáng sản quan trọng nhất là sản phẩm (36%), hóa chất (9%) và nông nghiệp/chăn nuôi, lâm nghiệp và đánh bắt cá (7%). Các đối tác xuất khẩu chính là: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, và Brazil.
-
Ngày 6/12, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã tổ chức khóa “Tập huấn hướng dẫn doanh nghiệp tham gia bản đồ xúc tiến thương mại sản phẩm nông sản Việt Nam” thuộc nhiệm vụ “Tăng cường năng lực xuất khẩu các sản phẩm tiềm năng sang thị trường EU thông qua bản đồ xúc tiến thương mại sản phẩm nông sản Việt Nam”.
-
Ngày 3/12/2024, Phòng Kinh tế Liên bang Áo (WKO) đã tổ chức Chương trình Ngày Châu Á cho các doanh nghiệp Áo giao lưu với tất cả các Tham tán Thương mại của Áo tại các nước Châu Á - Thái Bình Dương, Sứ quán các nước Châu Á tại Áo cũng như các chuyên gia, hiệp hội của Áo và các tổ chức quốc tế.
-
Ngày 2/12 vừa qua, tại Hà Nội đã diễn ra Toạ đàm “Gia nhập chuỗi cung ứng của doanh nghiệp FDI – Tăng hiệu quả tận dụng CPTPP” do Tạp chí Công Thương tổ chức theo hình thức trực tuyến.