VITIC
Xuất nhập khẩu

Hoạt động thương mại giữa Việt Nam với thị trường Anh trong tháng 6/2024

04/07/2024 15:00

Nửa cuối năm 2023, nền kinh tế Vương quốc Anh rơi vào tình trạng suy thoái, mức tăng trưởng được ghi nhận là 0,1% - mức tăng yếu nhất kể từ năm 2009. Các tháng đầu năm 2024, nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục đáng kể, quý đầu tiên của năm  tăng trưởng với những dữ liệu tốt hơn kỳ vọng của thị trường, giúp đất nước thoát khỏi tình hình suy thoái của các tháng trước đó.

Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) dự báo, kinh tế đất nước sẽ chỉ tăng trưởng 0,25% trong năm 2024, mặc dù các nhà dự báo ngân sách cho rằng nền kinh tế quốc gia châu Âu này sẽ tăng trưởng 0,8%.
- Tăng trưởng GDP

Tốc độ tăng trưởng GDP của Vương quốc Anh đạt 0,6% trong quý I/2024, cao hơn mức dự báo là 0,4% và chấm dứt cuộc suy thoái mà nước này đã trải qua vào năm 2023.

Trong đó, ngành dịch vụ tăng 0,7% trong bối cảnh toàn ngành ghi nhận những dấu hiệu khởi sắc mạnh mẽ; lĩnh vực sản xuất có đóng góp lớn nhất khi tăng 0,8%, đáng chú ý là thiết bị vận tải tăng 5,7% trong khi lĩnh vực xây dựng giảm 0,9%; về tiêu dùng hộ gia đình tăng 0,2%, dẫn đầu là chi tiêu cho nhà ở, nhiên liệu, giải trí, nhà hàng và khách sạn. Tuy nhiên, xuất nhập khẩu lại ghi nhận mức giảm với nhập khẩu giảm 2,3% và xuất khẩu giảm 0,1%.

 

 Tỷ lệ thất nghiệp

Tỷ lệ thất nghiệp ở Vương quốc Anh đã tăng lên mức 4,4% vào tháng 4/2024, đây là mức tăng cao nhất kể từ hồi tháng 9/2021.

Lạm phát

Tỷ lệ lạm phát hàng năm ở Vương quốc Anh đã giảm xuống mức 2% vào tháng 5/2024 từ mức 2,3% trong tháng 4 và phù hợp với dự báo của thị trường, đây cũng là mức thấp nhất kể từ hồi tháng 7/2021.

Lạm phát quay trở lại mục tiêu 2% của Ngân hàng BoE, theo đó giá thực phẩm giảm (1,7% so với 2,9%, mức thấp nhất kể từ tháng 10/2021), cụ thể là bánh mì, ngũ cốc, rau, đường, mứt, xi-rô, sô cô la và bánh kẹo. Các lĩnh vực ghi nhận mức giá giảm tiếp theo là Nhà hàng và khách sạn (5,8% so với 6%); giải trí và văn hóa (3,9% so với 4,4%), lạm phát dịch vụ giảm xuống 5,7% từ mức 5,9%, nhưng cao hơn dự báo 5,5% …

Niềm tin tiêu dùng:

Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng ở Anh đã tăng lên -14 điểm vào tháng 6/2024 từ mức -17 điểm vào tháng 5/2024, tháng thứ ba liên tiếp ghi nhận mức tăng so với các tháng trước đó. Số liệu mới nhất phản ánh sự cải thiện trong đánh giá của các hộ gia đình về nền kinh tế Anh trong năm 2024 và những lo ngại về tài chính cá nhân của người dân đang giảm.

Tình hình thương mại của thị trường

Về xuất khẩu:

Theo số liệu thống kê của Trademap, trong tháng 3/2024, xuất khẩu hàng hóa của Vương quốc Anh đến thế giới đạt 43,35 tỷ USD, giảm 5,47% so với tháng 3/2023. Tính chung 3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hàng hóa của Vương quốc Anh đến thế giới đạt 130,58 tỷ USD, tăng 4,80% so với cùng kỳ năm 2023.

Về nhập khẩu:

Theo số liệu thống kê của Trademap, trong tháng 3/2024, nhập khẩu hàng hóa của Vương quốc Anh từ thế giới đạt 64,55 tỷ USD, giảm 8,29% so với tháng 3/2023. Tính chung 3 tháng đầu năm 2024, nhập khẩu hàng hóa của Vương quốc Anh từ thế giới đạt 187,86 tỷ USD, giảm 6,44% so với cùng kỳ năm 2023. Chín tháng đầu năm 2023, thị phần hàng hóa của Việt Nam tại Vương quốc Anh chiếm 1,31%, kim ngạch đạt 2,45 tỷ USD, tăng 11,31% so với cùng kỳ năm 2023.

Một số mặt hàng mà Vương quốc Anh nhập khẩu từ thế giới có trị giá tăng mạnh trong 3 tháng đầu năm 2024 so với cùng kì năm trước là Quả và quả hạch ăn được; vỏ quả thuộc họ cam quýt hoặc các loại dưa (mã HS 08); Vật liệu thực vật dùng để tết bện; các sản phẩm thực vật chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác (mã HS 14); Vũ khí và đạn; các bộ phận và phụ kiện của chúng (Mã HS 93), tăng lần lượt là 28,82%; 53,55% và 23,17%. Thị phần các mặt hàng này của Việt Nam tại Vương quốc Anh trong 3 tháng đầu năm 2024 là không đáng kể trong tổng các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Vương quốc Anh, chỉ có mặt hàng Quả và quả hạch ăn được; vỏ quả thuộc họ cam quýt hoặc các loại dưa chiếm tỷ trọng 1,95% trong cơ cấu hàng hóa chung.

- Một số mặt hàng Vương quốc Anh nhập khẩu nhiều từ thế giới và Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2024:

Ba tháng đầu năm 2024, Vương quốc Anh nhập khẩu mặt hàng Xe cộ trừ phương tiện chạy trên đường xe lửa hoặc xe điện, và các bộ phận và phụ kiện của chúng (mã HS 87) từ thế giới đạt trị giá là 22,78 tỷ USD, tăng 7,41% so với cùng kì năm 2023, chiếm tỷ trọng 12,12% tổng nhập khẩu của Vương quốc Anh. Trị giá nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam trong ba tháng đầu năm 2024 đạt 8,76 triệu USD, giảm 99,96% so với cùng kì năm ngoái, chiếm 0,08% thị phần tại Vương quốc Anh.
Ba tháng đầu năm 2024, Vương quốc Anh nhập khẩu mặt hàng Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy và thiết bị cơ khí; các bộ phận của chúng (mã HS 84) từ thế giới đạt trị giá là 22,96 tỷ USD, giảm 5,28% so với cùng kì năm 2023, chiếm tỷ trọng 12,22% tổng nhập khẩu của Vương quốc Anh. Trị giá nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam trong ba tháng đầu năm 2024 đạt 213,30 triệu USD, giảm 99,12% so với cùng kì năm ngoái, chiếm 0,57% thị phần tại Vương quốc Anh.

Bảng: Một số mặt hàng Vương quốc Anh nhập khẩu nhiều từ Việt Nam và thế giới trong 3 tháng đầu năm 2024
(ĐVT: Nghìn USD/%)

Mã HS

Mặt hàng

Vương quốc Anh nhập khẩu từ Việt Nam

Vương quốc Anh nhập khẩu từ thế giới

Thị phần hàng hóa Việt Nam tại Vương quốc Anh (%)

3 tháng đầu năm 2024 (Nghìn USD)

So với 3 tháng đầu năm 2023 (%)

3 tháng đầu năm 2024 (Nghìn USD)

So với 3 tháng đầu năm 2023 (%)

Năm  2024

Năm  2023

 

Tổng

2.451.766

-98,78 

187.856.346

-6,44 

1,31 

1,10 

'85

Máy điện và thiết bị điện và các bộ phận của chúng;
máy ghi và tái tạo âm thanh, máy ghi và tái tạo hình ảnh
và âm thanh truyền hình, bộ phận và phụ kiện của các loại máy trên...

1.102.492

-94,01 

17.132.270

-6,88 

6,44 

4,93 

'94

Đồ nội thất; bộ đồ giường, đệm, khung đệm,
nệm và các đồ dùng nhồi tương tự; ...

73.153

-97,62 

3.144.051

2,13 

2,33 

2,36 

'61

Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, dệt kim hoặc móc

114.571

-95,79 

2.319.935

-14,83 

4,94 

4,48 

'62

Quần áo và các hàng may mặc phụ trợ

113.931

-95,39 

2.019.304

-18,30 

5,64 

5,23 

'72

Sắt và thép

39.951

-97,46 

1.549.423

-1,45 

2,58 

2,12 

'64

Giày, dép, ghệt và các sản phẩm tương tự;
các bộ phận của các sản phẩm trên

308.456

-77,81 

1.252.156

-9,91 

24,63 

24,66 

'95

Đồ chơi, thiết bị trò chơi và dụng cụ thể thao; các bộ phận và phụ kiện

49.908

-97,10 

1.217.529

-29,25 

4,10 

2,79 

'42

Các sản phẩm bằng da thuộc; yên cương và bộ yên cương;
các mặt hàng du lịch, túi xách và các loại đồ chứa tương tự …

34.888

-95,69 

722.044

-10,78 

4,83 

5,39 

'03

Cá và động vật giáp xác,
động vật thân mềm và động vật thuỷ sinh không xương sống khác

42.509

-94,36 

717.386

-4,75 

5,93 

5,41 

'63

Các mặt hàng dệt đã hoàn thiện khác;
bộ vải; quần áo dệt và các loại hàng dệt đã qua sử dụng khác; vải vụn

16.001

-97,47 

563.287

-10,80 

2,84 

2,67 

'74

Đồng và các sản phẩm bằng đồng

12.466

-97,72 

492.998

-9,86 

2,53 

2,42 

'09

Cà phê, chè và các loại gia vị

37.180

-92,42 

482.022

-1,67 

7,71 

6,18 

'69

Đồ gốm, sứ

10.455

-98,03 

456.703

-14,03 

2,29 

1,22 

'57

Thảm và các loại hàng dệt trải sàn khác

5.501

-98,04 

261.082

-6,75 

2,11 

1,99 

'65

Mũ và các vật đội đầu khác

5.852

-95,02 

107.902

-8,24 

5,42 

3,62 

'55

Xơ sợi staple nhân tạo

5.058

-95,92 

102.355

-17,40 

4,94 

3,98 

'46

Sản xuất làm từ rơm,
cỏ giấy hoặc từ các loại vật liệu tết bện khác;
các sản phẩm làm bằng liễu gai và song mây

3.262

-86,16 

23.758

0,77 

13,73 

11,09 

'50

Lụa

131

-98,22 

6.202

-15,88 

2,11 

0,79 

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Trademap

Tình hình xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam với Vương quốc Anh trong 5 tháng năm 2024

 - Về xuất khẩu:

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Vương quốc Anh trong tháng 5/2024 đạt 517,54 triệu USD, giảm 8,97% so với tháng 5/2024. Tính chung trong 5 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Vương quốc Anh đạt 2,99 tỷ USD, tăng 26,56% so với 5 tháng năm 2023.

Dẫn đầu về các mặt hàng xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm 2023 là mặt hàng Điện thoại các loại và linh kiện với kim ngạch đạt 561,52 triệu USD, tăng nhẹ 2,24% so với cùng kì năm 2022, chiếm tỷ trọng 18,81% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Tiếp theo là mặt hàng Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác, đạt 539,61 triệu USD, tăng mạnh 54,54% so với cùng kì năm 2022, chiếm 18,07% tổng kim ngạch xuất khẩu. Mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ ba là Giày dép các loại, đạt 396,20 triệu USD, tăng 28,25% so với 5 tháng năm 2023, chiếm 13,27% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng cao trong 5 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm 2023 là mặt hàng Cao su; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; Dây điện và dây cáp điện; Hàng rau quả, tăng lần lượt là 114,14%; 117,06%; 71,2% và 58,44%. Nhưng ngoài mặt hàng Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện chiếm tỷ trọng 8,78% trong cơ cấu chủng loại chung thì các mặt hàng được liệt kê ở trên đều chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Vương quốc Anh.

Trong khi đó, mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm trong 5 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm 2023 là Đá quý, kim loại quý và sản phẩm với kim ngạch đạt 1,03 triệu USD, giảm 3,2%, chiếm tỷ trọng 0,03% trong cơ cấu hàng hóa chung.

Nhìn chung, trong các tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Anh tăng đáng kể do nền kinh tế Anh đã thoát khỏi suy thoái, đồng thời các doanh nghiệp Việt tích cực tận dụng ưu đãi thuế quan theo các Hiệp định UKVFTA, CPTPP; cơ chế áp dụng Fast track Digital UKCA thay cho CE đối với sản phẩm công nghiệp.

Bảng: Xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Vương quốc Anh trong 5 tháng đầu năm 2024
(ĐVT: USD/%)

Mặt hàng

Tháng 5/2024
(USD)

So với tháng 4/2024
(%)

So với tháng 5/2023
(%)

5 tháng đầu năm 2024
(%)

So với cùng kỳ
năm 2023 (%)

Tỷ trọng (%)

Tổng KNXK

517.543.417

-8,97

12,59

2.985.918.266

26,56

100,00 

Điện thoại các loại và linh kiện

48.001.821

-37,6

-28,75

561.520.412

2,24

18,81 

Máy móc, thiết bị, dụng cụ,
phụ tùng khác

76.881.715

-10,94

9,88

539.605.671

54,54

18,07 

Giày dép các loại

82.746.784

-1,63

25,07

396.198.021

28,25

13,27 

Hàng dệt, may

57.758.814

9,92

-7,21

273.941.737

7,5

9,17 

Máy vi tính, sản phẩm điện tử
và linh kiện

57.624.288

5,65

222,02

262.189.881

117,06

8,78 

Hàng hóa khác

26.367.207

-14,9

-9,96

144.007.761

21,21

4,82 

Hàng thủy sản

25.145.487

9,97

8,87

115.041.388

2,34

3,85 

Sắt thép các loại

17.793.359

-54

-15,45

106.655.794

58,43

3,57 

Gỗ và sản phẩm gỗ

16.476.927

-16,39

5,21

89.675.821

18,02

3,00 

Phương tiện vận tải
và phụ tùng

30.719.508

219,85

167,85

72.309.482

37,22

2,42 

Đồ chơi,
dụng cụ thể thao và bộ phận

12.534.712

3,94

-6,94

65.016.593

23,28

2,18 

Sản phẩm từ chất dẻo

10.756.115

-20,01

4,25

57.517.788

9,32

1,93 

Cà phê

7.911.714

-25,99

26,88

56.086.978

42,82

1,88 

Túi xách, ví,vali, mũ và ô dù

9.492.669

-5,12

-7,49

45.209.848

5,11

1,51 

Hạt điều

7.222.372

-11,46

-20,29

40.145.957

5,75

1,34 

Kim loại thường khác
và sản phẩm

7.274.815

-20,36

129,13

30.136.201

48,04

1,01 

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm

2.392.252

-41,91

-36,63

20.551.540

7,4

0,69 

Bánh kẹo và các
sản phẩm từ ngũ cốc

3.651.638

-11,55

22,05

17.947.312

41,49

0,60 

Sản phẩm gốm, sứ

2.023.808

-36,89

-7,95

14.078.555

28,36

0,47 

Hàng rau quả

2.796.570

-12,94

25,36

13.381.192

58,44

0,45 

Sản phẩm từ cao su

1.536.832

-40,21

-29,37

11.985.424

33,73

0,40 

Hạt tiêu

2.157.347

-34,56

52,42

10.777.957

17,79

0,36 

Sản phẩm từ sắt thép

2.098.200

18,54

30,23

10.253.087

16,63

0,34 

Xơ, sợi dệt các loại

1.910.347

0,6

-37,19

9.744.048

9,49

0,33 

Dây điện và dây cáp điện

1.661.702

0,44

75,01

7.773.390

71,2

0,26 

Giấy và các sản phẩm từ giấy

1.508.985

13

2,63

6.972.872

6,7

0,23 

Nguyên phụ liệu dệt,
may, da, giày

579.293

-42,52

-13,5

4.080.156

34,06

0,14 

Cao su

430.123

161,93

78,95

2.083.264

114,14

0,07 

Đá quý,
kim loại quý và sản phẩm

88.012

-76,18

-42,49

1.030.137

-3,2

0,03 

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

- Về nhập khẩu:

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 5/2023, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Vương quốc Anh đạt 63,32 triệu USD, giảm nhẹ 0,45% so với tháng 5/2023. Trong 5 tháng đầu năm 2024, trị giá nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Vương quốc Anh đạt 301,29 triệu USD, giảm 2,21% so với cùng kì năm 2023.

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác vươn lên là mặt hàng có trị giá nhập khẩu lớn nhất trong 5 tháng đầu năm 2024, với kim ngạch đạt 69,84 triệu USD, giảm nhẹ 5,44% so với cùng kì năm 2023, chiếm tỷ trọng 23,18% tổng kim ngạch nhập khẩu các loại.

Mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu xếp ở vị trí thứ hai trong 5 tháng đầu năm 2024 là Dược phẩm, đạt 27,67 triệu USD, giảm đáng kể 25,22% so với 5 tháng năm 2023, chiếm 9,18% tổng kim ngạch nhập khẩu. Mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn thứ ba là Phương tiện vận tải khác và phụ tùng, có kim ngạch đạt 20,78 triệu USD, tăng rất mạnh 345,13% so với cùng kì năm 2023 và chiếm tỷ trọng 6,90% trong tổng kim ngạch nhập khẩu 5 tháng đầu năm 2024.

Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng trưởng cao trong 5 tháng đầu năm 2024 so với 5 tháng đầu năm 2023 là mặt hàng Phương tiện vận tải khác và phụ tùng; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; Điện thoại các loại và linh kiện; Cao su, tăng lần lượt là 345,13%; 48,91%; 116,56% và 275,06%. Trong đó, chỉ có hai mặt hàng Phương tiện vận tải khác và phụ tùng; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện chiếm tỷ trọng lần lượt là 6,90% và 2,29%, còn các mặt hàng còn lại chiếm tỷ trọng không đáng kể trong cơ cấu chủng loại chung.

 Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu giảm mạnh trong 5 tháng đầu năm 2024 so với 5 tháng đầu năm 2023 là Nguyên phụ liệu dược phẩm; Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện; Sắt thép các loại; Thức ăn gia súc và nguyên liệu, giảm lần lượt 59,11%; 48,21%; 39,41% và 40,87%. Các mặt hàng đều chiếm tỷ trọng không đáng kể trong cơ cấu chủng loại chung.

Bảng: Nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Vương quốc Anh trong 5 tháng đầu năm 2024
(ĐVT: USD/%)

Mặt hàng
 

Tháng 5/2024
(USD)

 

So với tháng 4/2024
(%)

 

So với tháng 5/2023
(%)

 

5 tháng đầu năm 2024
(%)

 

So với cùng kỳ
năm 2023 (%)

Tỷ trọng (%)

Tổng KNNK

63.324.762

-0,45

-2,75

301.285.577

-2,21

100,00 

Hàng hóa khác

15.393.420

6,91

-10,08

71.102.340

-14,54

23,60 

Máy móc, thiết bị, dụng cụ,
phụ tùng khác

12.902.900

-28,61

-1,89

69.841.997

-5,44

23,18 

Dược phẩm

5.962.579

106,23

-17,92

27.670.191

-25,22

9,18 

Phương tiện vận tải khác
và phụ tùng

6.054.194

107,38

425,42

20.781.531

345,13

6,90 

Sản phẩm hóa chất

4.011.819

11,78

-17,75

18.801.758

-1,04

6,24 

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

3.307.562

3,38

-22,75

17.598.186

6,01

5,84 

Hàng thủy sản

2.301.575

-24,79

-46,89

14.341.703

-1,91

4,76 

Ô tô nguyên chiếc các loại

1.320.293

-42,87

277,1

10.728.943

4,49

3,56 

Sản phẩm từ chất dẻo

2.420.112

18,98

52,04

9.208.877

13,68

3,06 

Chất thơm, mỹ phẩm
và chế phẩm vệ sinh

3.046.004

168,12

9.085.932

3,02 

Máy vi tính,
sản phẩm điện tử và linh kiện

960.533

-46,65

-33,31

6.899.480

48,91

2,29 

Sản phẩm từ sắt thép

1.122.122

-44,72

-28,82

5.342.152

-15,86

1,77 

Thuốc trừ sâu và nguyên liệu

1.250.755

-44,36

-7,43

5.061.395

-20,89

1,68 

Vải các loại

1.265.377

42,43

-24,67

3.712.550

-16,84

1,23 

Chất dẻo nguyên liệu

609.779

-25,93

-4,64

3.312.782

-6,89

1,10 

Hóa chất

557.353

-44,69

-42,77

2.310.428

37,8

0,77 

Sản phẩm từ cao su

255.613

7,41

-0,21

1.179.215

1,96

0,39 

Kim loại thường khác

196.728

17,3

-55,3

930.881

-31,45

0,31 

Điện thoại các loại và linh kiện

26.306

-86,63

-90,86

811.822

116,56

0,27 

Nguyên phụ liệu dược phẩm

211.003

-15,25

-17,4

759.797

-59,11

0,25 

Máy ảnh,
máy quay phim và linh kiện

93.699

-17,59

-72,11

534.272

-48,21

0,18 

Sắt thép các loại

-100

503.173

-39,41

0,17 

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

-100

-100

434.617

-40,87

0,14 

Cao su

55.038

-32,38

331.554

275,06

0,11 

 Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

- Về cán cân thương mại

Tính riêng tháng 5/2024, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Vương quốc Anh đạt 580,87 triệu USD, tăng 10,69% so với tháng 5/2023. Trong tháng 5/2024, Việt Nam xuất siêu sang Vương quốc Anh 454,22 triệu USD.

Trong 5 tháng đầu năm 2024, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Vương quốc Anh đạt 3,29 tỷ USD, tăng 23,24% so với cùng kì năm 2022. Việt Nam xuất siêu sang Vương quốc Anh trong 5 tháng đầu năm 2024, đạt 2,05 tỷ USD.

Bảng: Cán cân thương mại của Việt Nam – Vương quốc Anh trong tháng 5 và 5 tháng năm 2024
(ĐVT: USD/%)

Hoạt động

Tháng 5/2024 (USD)

So với tháng 5/2023 (%)

5 tháng đầu năm 2024 (USD)

So với 5 tháng đầu năm 2023 (%)

Việt Nam xuất khẩu sang Vương quốc Anh

517.543.417

-8,97

2.985.918.266

26,56

Việt Nam nhập khẩu từ Vương quốc Anh

 
63.324.762

 
0,45

 
30.1285.577

-2,21

Thương mại hai chiều

 
580.868.179
 

10,69

 
3.287.203.843
 

23,24

Cán cân thương mại

 
454.218.655
 

15,13

 
2.684.632.689
 

30,88

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Nhìn chung, trong 5 tháng năm 2024, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Vương quốc Anh liên tục ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể so với cùng kỳ năm 2023, phần lớn các mặt hàng thế mạnh xuất khẩu sang Anh đều tăng. Sau ba năm thực thi Hiệp định UKVFTA, thị trường Anh đã nhìn nhận tích cực hơn về các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng thế mạnh như dệt may, máy móc, linh kiện, phụ tùng, rau củ quả … Trong bối cảnh nhiều thị trường chưa có hiệp định riêng với Vương quốc Anh, UKVFTA đã mang lại nhiều lợi thế cho doanh nghiệp Việt Nam, đón đầu làn sóng phát triển thương mại bền vững tại Anh.

Sau khi Anh chính thức ký thỏa thuận gia nhập CPTPP, hợp tác kinh tế Việt Nam – Vương quốc Anh lại càng có thêm nhiều cơ hội và lợi thế. Theo đó, một số mặt hàng xuất khẩu sang Anh của các nước thành viên, chưa được miễn giảm thuế dựa trên các FTA song phương, sẽ được áp dụng mức thuế ưu đãi hơn trong khuôn khổ CPTPP. Theo cam kết, các nước CPTPP sẽ phải cắt giảm gần như 100% dòng thuế về 0% sau một thời gian nhất định. Các mặt hàng như dệt may, giày dép của Việt Nam được kỳ vọng sẽ hưởng nhiều lợi ích khi Anh tham gia CPTPP. Ngoài ra, Anh cũng có cam kết mở cửa thị trường mới (ngoài cam kết trong UKVFTA) cho một số sản phẩm Việt Nam khi gia nhập CPTPP, trong đó có hạn ngạch thuế quan đối với các mặt hàng gạo thơm, cá ngừ, mật ong... Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu những sản phẩm trên sẽ có thêm lợi thế cạnh tranh trên thị trường Anh.

Những lợi ích thuế quan từ CPTPP mang lại cho doanh nghiệp là rất lớn, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa hiểu rõ hoàn toàn về Hiệp định và do đó chưa khai thác CPTPP một cách hiệu quả. Để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa trong thời gian tới, đặc biệt là trong bối cảnh nhiều mặt hàng thế mạnh gặp khó khăn thì việc tìm hiểu và tận dụng các hiệp định thương mại là một trong những giải pháp mà các doanh nghiệp nên chú trọng.

Bảng: Tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Vương quốc Anh so với toàn khối CPTPP
(ĐVT: Nghìn USD/%)

Thị trường

Tháng 5/2024

Trị giá so với
tháng 4/24(%)

Trị giá so với
tháng 5/23(%)

5 tháng đầu
năm 2024 (USD)

So với 5 tháng
đầu năm 2023 (%)

Thị phần

Toàn khối CPTPP

4.493.956

10,21

10,21

21.955.677

11,50

100,00

Australia

622.426

11,76

63,72

2.601.226

28,96

11,85

Singapore

483.304

-0,09

32,44

2.129.487

26,04

9,70

Malaysia

483.362

12,74

12,61

2.144.700

2,52

9,77

Canada

504.505

-0,75

-7,51

2.514.245

12,63

11,45

Mexico

425.715

-8,66

-2,46

2.230.025

25,97

10,16

Chile

74.488

-15,97

-0,68

615.270

22,75

2,80

New Zealand

48.836

0,82

-7,72

274.088

2,59

1,25

Nhật Bản

1.850.698

-1,71

3,24

9.414.005

3,32

42,88

Brunây

622

-45.03

-21.80

32.631

255.44

0,15

TT Vương quốc Anh

517.543

-8,97

12,59

2.985.918

26,56

13,60

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Triển vọng và dự báo:

Về thói quen tiêu dùng, người tiêu dùng ở Anh ưu tiên sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Ngoài ra, người tiêu dùng cũng có xu hướng giảm ăn thịt tăng ăn chay, sử dụng sản phẩm áp dụng kinh tế tuần hoàn, không sử dụng túi ni lông, đặc biệt là ưa chuộng những sản phẩm dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe con người. Đây chính là cơ hội để doanh nghiệp xuất khẩu rau củ quả, các loại hạt, trái cây và nông sản sạch của Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường này.

Vương quốc Anh nổi tiếng là thị trường khó tính với những yêu cầu và quy định nhập khẩu hàng hóa khắt khe, đòi hỏi các doanh nghiệp phải đảm bảo đầy đủ mới có thể xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này. Bên cạnh đó, cùng với xu hướng phát triển của thời đại, trong những năm gần đây, người tiêu dùng tại Anh ngày càng đề cao các giá trị bền vững như môi trường, giảm phát thải khí carbon, sức khỏe con người … đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự thay đổi và thích nghi. Mặc dù Anh được xem là nước có nền kinh tế mở nhưng hàng xuất khẩu vào thị trường Anh lại phải chịu sự kiểm soát khá gắt gao về các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm... và đó cũng là những tiêu chuẩn cao nhất đang được quốc tế áp dụng. Các doanh nghiệp Việt Nam muốn thâm nhập thị trường Anh phải đảm bảo các yêu cầu về tiêu chuẩn hóa, sức khỏe và môi trường. Điều này đã và đang tác động mạnh mẽ đến các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam do yếu tố chi phí thấp, nhân công rẻ không còn là lợi thế cạnh tranh của sản phẩm Việt như trước đây.

Do Anh là nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu thế giới và dịch vụ cũng chiếm đến 43% hoạt động thương mại của Anh với các nước thành viên CPTPP trong năm 2022 nên khi Anh tham gia CPTPP, hợp tác giữa Việt Nam và Anh trong lĩnh vực này sẽ càng có cơ hội phát triển hơn nữa. Bên cạnh đó, các thủ tục hành chính phức tạp có thể được giảm thiểu đáng kể nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam khi các doanh nghiệp của Anh sẽ không bắt buộc phải thành lập văn phòng đại diện hoặc phải cư trú tại quốc gia đó để cung cấp dịch vụ mà có thể hoạt động ngang hàng với các doanh nghiệp địa phương.

- Xem chi tiết tại đây;

 

Khánh Huyền (VITIC) tổng hợp

Tin cũ hơn
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 4.057.453