Hoạt động sản xuất nông nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn
Trong những tháng đầu năm 2020, hoạt động sản xuất nông nghiệp trong nước gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố thiên tai, hạn, mặn diễn ra gay gắt tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL); dịch tả lợn châu Phi chưa chấm dứt trong khi dịch cúm gia cầm có nguy cơ bùng phát và đặc biệt là dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu sản phẩm nông sản. Trong đó, mùa khô năm 2019 - 2020, xâm nhập mặn ở ĐBSCL xuất hiện sớm hơn so với mùa khô năm 2015-2016 (năm kỷ lục) với mức độ gay gắt hơn. Từ đầu mùa khô đến nay, các đợt xâm nhập mặn liên tục xảy ra với mức cao. Dự báo, xâm nhập mặn sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong thời gian còn lại của mùa khô, tiếp tục ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Cùng một lúc xảy ra nhiều dịch bệnh đang khiến cho ngành nông nghiệp phải đối mặt với những “khó khăn kép” trong việc thực hiện các mục tiêu trong năm 2020.
Tại ĐBSCL, toàn khu vực đã chứng kiến đợt xâm nhập mặn mạnh nhất trong lịch sử. Tính đến ngày 20/3/2020 có 33,8 nghìn ha lúa đông xuân bị nhiễm mặn, trong đó diện tích mất trắng là 20,2 nghìn ha, chiếm 1,3% diện tích gieo trồng. Trong đó, 5 tỉnh: Cà Mau, Bến Tre, Kiên Giang, Tiền Giang và Long An đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp… Xác định được tình trạng hạn, mặn có thể xảy ra trong năm nay nên ngay từ tháng 9/2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp cùng các địa phương triển khai nhiều biện pháp, cơ cấu lại cây trồng nhằm giảm bớt thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại những vùng hạn, mặn khiến diện tích lúa bị thiệt hại chỉ ở mức khoảng 39.000 ha, bằng 9,6% so với thiệt hại năm 2016. Tuy nhiên, trong thời gian tới, dự báo xâm nhập mặn vẫn tiếp tục đe dọa sinh trưởng, năng suất của 332.000 ha lúa, 136.000 ha cây ăn quả, 158.900 hộ dân có nguy cơ cao bị thiếu nước sinh hoạt…
Quý độc giả xem bản tin tại đây;
Phòng TTXNK
-
Trong những tháng đầu năm 2020, ngành nông nghiệp chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 và trước đó là dịch tả lợn châu Phi (DTLCP), kéo theo lo ngại về khả năng cung ứng thực phẩm tại thị trường nội địa.
-
Nắng nóng kéo dài ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cây trồng. Dịch tả lợn châu Phi lây lan trên tất cả các địa phương gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi và ảnh hưởng tới người tiêu dùng.
-
Trong năm 2019, kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng nông nghiệp chủ lực như thủy sản, rau quả, cà phê, gạo ... đều sụt giảm và nhiều khả năng một số mặt hàng không đạt mục tiêu kế hoạch xuất khẩu trong cả năm
-
Trong lĩnh vực xuất khẩu, trong 11 tháng năm 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm nông, lâm, thủy sản ước đạt 32,59 tỷ USD, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 13,5% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước