VITIC
Thị trường thế giới

Hoa Kỳ ban hành kết luận sơ bộ trong vụ việc điều tra CBPG nhôm đùn ép và các sản phẩm từ nhôm của Việt Nam

21/05/2024 08:23

Ngày 7 tháng 5 năm 2024, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã đăng công báo kết luận sơ bộ của vụ việc Hoa Kỳ điều tra chống bán phá giá (CBPG) đối với nhôm đùn ép và các sản phẩm từ nhôm của Việt Nam.


Ảnh minh hoạ, nguồn internet

1. Thông tin chung về vụ việc và nội dung kết luận sơ bộ

- Ngày 24 tháng 10 năm 2023, DOC khởi xướng điều tra vụ việc theo đề nghị của nguyên đơn: Liên minh nhôm, thép, giấy và lâm nghiệp, cao su, công nghiệp, năng lượng, liên đoàn công nghiệp và dịch vụ Hoa Kỳ. Thời kỳ điều tra bán phá giá: Từ ngày 01 tháng 4 đến ngày 30 tháng 9 năm 2023;

- Ngày 25 tháng 10 năm 2023, DOC đã ban hành bản câu hỏi Lượng và Giá trị (Q&V Questionnaires) cho 13 doanh nghiệp bị nguyên đơn nêu tên mà có địa chỉ đầy đủ nhằm thu thập thông tin để lựa chọn bị đơn bắt buộc. Tuy nhiên, DOC chỉ nhận được phản hồi đúng hạn từ 7/13 doanh nghiệp bị nêu tên và 31 doanh nghiệp không bị nêu tên;

- DOC cho phép các doanh nghiệp nộp đơn xin hưởng thuế suất riêng rẽ (thường được tính bằng bình quân gia quyền của bị đơn bắt buộc), trong đó công ty phải chứng minh không bị chính phủ kiểm soát cả về mặt pháp lý và thực tế đối với các hoạt động xuất khẩu và đã nhận được 31 đơn;

- Ngày 12 tháng 12 năm 2023, DOC đã chọn 02 bị đơn bắt buộc trong vụ việc. Tuy nhiên, ngày 26 tháng 12 năm 2023, một bị đơn đã nộp đơn xin rút khỏi danh sách doanh nghiệp làm bị đơn bắt buộc do không sản xuất hoặc xuất khẩu sản phẩm bị điều tra sang Hoa Kỳ trong thời kỳ điều tra;

- Ngày 19 tháng 4 năm 2024, nguyên đơn đã nộp đơn cáo buộc tình trạng khẩn cấp của vụ việc do lượng xuất khẩu sản phẩm bị điều tra từ Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn tháng 10 năm 2023 đến tháng 2 năm 2023 (sau khi Hoa Kỳ nhận đơn và khởi xướng vụ việc) tăng đột biến 36,07% so với giai đoạn 5 tháng trước đó (tháng 5 đến tháng 9 năm 2023). DOC dự kiến ban hành kết luận sơ bộ về khả năng tồn tại tình trạng khẩn cấp trong 30 ngày kể từ ngày cáo buộc (dự kiến ngày 20 tháng 5 năm 2024). Theo quy định pháp luật của Hoa Kỳ, nếu DOC xác định có tồn tại tình trạng khẩn cấp, DOC được phép áp dụng các biện pháp hồi tố với các lô hàng xuất khẩu từ Việt Nam đến 90 ngày trước ngày áp thuế sơ bộ. Quy định này nhằm ngăn chặn việc hàng hóa bị điều tra xuất khẩu ồ ạt vào Hoa Kỳ trong giai đoạn đầu của vụ việc, khi DOC chưa kịp áp dụng các biện pháp sơ bộ;

- Ngày 01 tháng 05 năm 2024, DOC đã ban hành kết luận sơ bộ về phạm vi hàng hóa bị điều tra. DOC cũng cho phép các bên tiếp tục bình luận về phạm vi sản phẩm đến ngày 5 tháng 6 năm 2024;

- Ngày 7 tháng 5 năm 2024, DOC đăng công báo kết luận sơ bộ của vụ việc. Theo đó, DOC xác định biên độ phá giá cho bị đơn bắt buộc còn lại là 2,85%. 28 doanh nghiệp đáp ứng điều kiện hưởng thuế suất riêng rẽ cũng chịu mức này. Các doanh nghiệp khác chịu mức toàn quốc bằng biên độ do nguyên đơn cáo buộc là 41,84%;

- Ngày 10 tháng 5 năm 2024, DOC đã thông báo cho Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Hoa Kỳ (CBP) để đình chỉ thanh khoản và yêu cầu ký quỹ bằng mức biên độ phá giá đối với các lô hàng nhập khẩu từ ngày 7 tháng 5 năm 2024. Cụ thể như sau: (1) đối với tổ hợp nhà sản xuất/nhà xuất khẩu được liệt kê trong bảng trên, mức ký quỹ là 2,85%; (2) đối với tổ hợp của các nhà sản xuất/xuất khẩu Việt Nam không được liệt kê trong bảng trên, mức ký quỹ là 41,84%; và (3) đối với tất cả các nhà xuất khẩu của nước thứ ba không được liệt kê trong bảng trên, mức ký quỹ bằng biên độ áp dụng cho tổ hợp nhà sản xuất/nhà xuất khẩu Việt Nam được liệt kê trong bảng trên hoặc mức toàn quốc (tùy vào việc họ mua hàng của nhà sản xuất/nhà xuất khẩu nào của Việt Nam);

- Tiếp theo, DOC dự kiến sẽ tiến hành thẩm tra tại chỗ đối với bị đơn bắt buộc và ban hành kết luận cuối cùng không muộn hơn 135 ngày sau ngày đăng công báo kết luận sơ bộ (dự kiến ngày 19 tháng 9 năm 2024).

2. Một số khuyến nghị ứng phó

(i) Đối với Hội Nhôm thanh định hình Việt Nam: Cập nhật thông tin đến các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm bị điều tra.

(ii) Đối với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm liên quan:

  - Tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của vụ việc; chủ động nghiên cứu, nắm vững quy định, trình tự, thủ tục điều tra CBPG của Hoa Kỳ; đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu;

- Hợp tác đầy đủ với DOC trong suốt quá trình diễn ra vụ việc. Bất kỳ hành động thể hiện sự bất hợp tác hoặc hợp tác không đầy đủ có thể dẫn tới việc Cơ quan điều tra Hoa Kỳ sử dụng các chứng cứ sẵn có bất lợi hoặc áp dụng mức thuế CBPG cao nhất cho doanh nghiệp;

- Cân nhắc đề nghị rà soát hành chính hoặc rà soát nhà xuất khẩu mới (nếu thấy cần thiết);

  - Thường xuyên phối hợp, cập nhật thông tin cho Cục PVTM để nhận được sự hỗ trợ kịp thời.

Thông tin chi tiết xin liên hệ:

Phòng Xử lý PVTM nước ngoài, Cục PVTM, Bộ Công Thương, 23 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội (Chuyên viên phụ trách: Bùi Anh Dũng, Điện thoại: 024.7303.7898,

Email: dungban@moit.gov.vn, ngocny@moit.gov.vn,

Website: http://trav.gov.vn/

Tài liệu đính kèm tải tại đây



Nguồn: Cục Phòng vệ thương mại
Bộ Công Thương

Tin cũ hơn
  • Việt Nam là nguồn cung hàng hóa lớn thứ 3 của Lào trong 4 tháng đầu năm 2024
    Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Lào đã có những bước phát triển đáng kể trong những năm gần đây, thể hiện qua nhiều chỉ số kinh tế và các thỏa thuận hợp tác. Trong bối cảnh khu vực và quốc tế có nhiều biến động, Việt Nam và Lào đã không ngừng củng cố và mở rộng hợp tác thương mại song phương. Nhờ đó, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Lào đã tăng trưởng ổn định qua các năm.
  • Giá hàng hoá tăng trở lại, đầu tư hàng hóa tăng trưởng mạnh
    Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới giao dịch sôi động trong tuần vừa qua (13/5 – 19/5). Đóng cửa, chỉ số MXV-Index tăng mạnh 1,85% lên 2.344 điểm. Trong số 31 mặt hàng đang giao dịch tại MXV,
  • Sau ngô, giá lúa mì cũng đối mặt với nguy cơ tăng mạnh
    Thị trường nông sản thế giới ghi nhận nhiều biến động mạnh ngay trong những ngày đầu tháng 5, trong bối cảnh mùa vụ tại các quốc gia sản xuất chính đang bước vào giai đoạn quan trọng. Đáng chú ý, giá lúa mì ghi nhận nhiều phiên nhảy vọt liên tiếp. Đâu là nguyên nhân dẫn đến xu hướng này, và liệu giá lúa mì có tiếp tục tăng trong thời gian tới?
  • EU áp dụng quy trình mới về nhập khẩu hàng hoá từ ngày 3/6/2024
    ​Kể từ ngày 3/6/2024, tất cả doanh nghiệp có liên quan tới hàng hoá xuất khẩu từ Việt Nam vào EU đều phải khai báo dữ liệu trước khi hàng đến vào Hệ thống kiểm soát hàng hoá nhập khẩu (ICS2).
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 121/GP-TTĐT ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.415.711