VITIC
Thị trường thế giới

Hỗ trợ doanh nghiệp kỹ năng xúc tiến thương mại sang thị trường RCEP

19/12/2024 13:16

Ngày 17/12 vừa qua, tại TP.Đà Nẵng, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đã tổ chức chương trình tập huấn kỹ năng xúc tiến thương mại với các thị trường RCEP.


Ảnh mình hoạ, nguồn internet

Phát biểu khai mạc chương trình, bà Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu, Cục Xúc tiến thương mại - cho biết, trong bối cảnh kinh tế thế giới nhiều biến động, doanh nghiệp không chỉ đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm mở rộng thị trường theo hình thức truyền thống mà còn cần kỹ năng để ứng dụng công nghệ số để xúc tiến thương mại điện tử, từ đó, tận dụng tốt nhất các cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu, trong đó có các nước thành viên RCEP.

Tại chương trình, các doanh nghiệp được chuyên gia marketing, truyền thông đến từ Đại học Ngoại thương hỗ trợ các kỹ năng quảng bá sản phẩm hàng hóa, dịch vụ với các thị trường RCEP; Ứng dụng hiệu quả thương mại điện tử để hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại với các thị trường RCEP; các giải pháp để tăng cường hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.

Đặc biệt, trong khuôn khổ chương trình, Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Indonesia và tại New Zealand sẽ chia sẻ thông tin thị trường và kinh nghiệm xúc tiến thương mại với các thị trường RCEP.

Theo ThS. Nguyễn Huyền Minh – Đại học Ngoại thương, Việt Nam có độ mở nền kinh tế cao, doanh nghiệp Việt Nam có nhiều lợi thế trong xúc tiến thương mại và kết nối giao thương với các đối tác RCEP; có nhiều hơn cơ hội tìm hiểu thông tin, nghiên cứu thị trường qua các nền tảng và công cụ “xúc tiến thương mại 4.0”; năng lực của các doanh nghiệp và các tổ chức hỗ trợ xúc tiến thương mại được nâng cao sau 15 năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Tuy nhiên, cũng còn nhiều khó khăn khi doanh nghiệp nghiên cứu thị trường các nước RCEP đó là khoảng cách địa lý; bất đồng ngôn ngữ, văn hóa; vấn đề nhân lực….

ThS. Nguyễn Huyền Minh lưu ý doanh nghiệp, bên cạnh xúc tiến thương mại theo nguyên tắc 4P truyền thống (Product - Sản xuất, Price – Giá cả, Place – Phân phối, và Promotion – Xúc tiến), thì cần phải đẩy mạnh xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới với nguyên tắc 6P gồm (People - Nhân lực, Partnership - Đối tác, Philosophy - Triết lý kinh doanh, Priority – Ưu thế, sự nổi trội sản phẩm, Process – Quá trình, và Purpose – Mục đích). Và điều cốt lõi là phải có sản phẩm tốt, đội ngũ nhân lực tận tâm và có những trải nghiệm khách hàng độc đáo.

Chương trình được kỳ vọng sẽ hỗ trợ các cơ quan, doanh nghiệp nâng cao năng lực thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ với các thị trường thành viên của Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) thông qua các hoạt động như quảng bá, trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại sự kiện ở các thị trường thành viên RCEP.



 

Khánh Huyền (VTIC) thực hiện

Tin cũ hơn
  • Mở ra cơ hội giao thương tại khu vực Quảng Đông-Hong Kong-Macau
    Ngày 17/12/2024, Diễn đàn Đầu tư - Thương mại TPHCM và Khu vực Vịnh lớn Quảng Đông – Hồng Kông – Ma Cao được tổ chức tại TPHCM. Tại diễn đàn này, doanh nghiệp các bên đã kết nối, trao đổi và mở rộng hợp tác trong nhiều lĩnh vực.
  • Việt Nam – Ba Lan tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên trong thời gian tới
    Theo thông tin từ Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương), sáng ngày 11/12/2024, tại trụ sở Bộ Công Thương, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đã tiếp ông Wladyslaw Teofil Bartoszewski, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Ba Lan.
  • Philippines: Tăng cường cạnh tranh ngành lúa gạo
    Luật số 11203 được Philippines ban hành năm 2019 nhằm đảm bảo an ninh lương thực đồng thời tăng cường sức sống, sự hiệu quả và tính cạnh tranh cho ngành sản xuất nông nghiệp Philippines, đặc biệt là ngành lúa gạo. Luật này quy định xây dựng Chương trình hỗ trợ tăng cường sức cạnh tranh cho ngành lúa gạo Philippine với thời hạn 6 năm, đến hết năm 2024
  • Hoạt động thương mại giữa Việt Nam với thị trường Canada trong tháng 12/2024
    Theo số liệu của trademap (ITC), tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Canada từ các nguồn cung trong 10 tháng năm 2024 giảm 1,11% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 463,4 tỷ USD. Ước nhập khẩu năm nay sẽ ở mức 556,04 tỷ USD, giảm 0,57% so với năm ngoái.
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 4.096.176